62. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ 2017 ĐẾN 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Bệnh tim mạch là thuật ngữ khoa học bao gồm không chỉ bệnh của tim (mạch vành, van tim, cơ tim và tim bẩm sinh), mà bao gồm cả tăng huyết áp và bệnh liên quan tới mạch não, động mạch cảnh và tuần hoàn ngoại biên. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là mô hình bệnh tật của một nước đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm. Các bệnh không lây như bệnh tim mạch, ung thư, di tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì…ngày càng gia tăng. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích góp phần khảo sát thực trạng người cao tuổi mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng điều tra hồi cứu từ 01/2017 – 12/2022: Tất cả hồ sơ bệnh án các bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhập viện tại trung tâm tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 25.315 bệnh nhân cao tuổi với tuổi trung bình chung trong cả 6 năm của bệnh nhân là 63,34 ± 16,50. Tuổi trung bình của bệnh nhân điều trị nội trú có xu hướng tăng dần qua các năm, chúng tôi ghi nhận kết quả: Bốn nhóm bệnh tim mạch phổ
biến trong 6 năm lần lượt là: tăng huyết áp (57,95%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (43,33%), rối loạn nhịp tim (26,12%) và suy tim (10,91%). Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ít gặp nhất với 0,09%. Tỷ lệ các bệnh tim mạch tăng dần theo độ tuổi và thời gian nằm viện trung bình ở tất cả các nhóm bệnh có xu hướng giảm dần qua các năm. Số lượng bệnh nhân nhập viện ở các nhóm bệnh tim mạch phổ biến giảm dần qua các năm trong khi các bệnh ít gặp có xu hướng tăng.
Kết luận: Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nhập viện điều trị các bệnh tim mạch còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những tác động đáng lo ngại đến cuộc sống của người bệnh là vấn đề đáng được quan tâm và cần có hướng giải quyết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh tim mạch, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
[2] Đỗ Chí Cường. (2012), "Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009", Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
[3] Bùi Tấn Dương. (2012), "Mô hình bệnh tật và tử vong của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2011", Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Hoàng Định, Huỳnh Bích Nhiều. (2016), "Chất lượng cuộc sống người bệnh tăng huyết áp", Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam.12:37-42.
[5] Giao Thị Thoa, Hoàng Anh Tiến. (2012), "Mô hình bệnh lý tim mạch từ 2010-2012 tại Bệnh viện Đà Nẵng", Tạp chí Y học thực hành.841(9):10-16.
[6] Nguyễn Thị Bạch Yến, Trần Văn Đồng, Phạm Quốc Khánh. (1996), "Tình hình bệnh mạch vành qua 130 trường hợp nằm viện tại Viện tim mạch trong 5 năm (1/1991-10/1995)", Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam. 1-5.
[7] Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Văn Đức Hạnh, Nguyễn Lân Việt. (2011), "Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007", Tạp chí Y học lâm sàng (số chuyên đề tim mạch 2011).04-06.
[8] Phạm Hữu Văn, Trần Diệp Khoa. (2014), "Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi", URL: https://timmachhocvn/roi-loan-nhip-tim-o-nguoi-cao-tuoi/.
[9] Hồ Sĩ Dũng, Trần Quang Bách, Mai Bá Gia Hữu, et al. (2020), "Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe.1(2):44-51.
[10] Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. (2018), "Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh", URL: http://wwwbenhvienninhbinhvn/top-10-benh-thuong-gap-o-nguoi-caotuoi-va-cach-phong-tranh.
[11] Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. (2020), "Chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (Phác đồ 65 – 2020)"
[12] Nguyễn Thu Hường. (2001), "Bước đầu tìm hiểu về bệnh viêm cơ tim cấp ở những bệnh nhân điều trị tại viện tim mạch Việt Nam từ 5/1999 đến 4/2001", Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa-Đại học Y Hà Nội.
[13] Howson CP, Reddy KS, Ryan TJ, Bale JR. (1998), "Control of cardiovascular diseases tin developing countries. Research, development and institutional strengthening", Washington DC: National Academy Press (Institute of Medicine).
[14] Murray C.J, Lopez A.D. (1996), "Global Burden of Disease and Injury Series", Global Health Statistics Boston: Harvard School of Public Health. I-II
[15] Mathers CD, Stein C, Fat Ma D, Rao C, et al. (2002), "Global Burden of disease 2000. Version 2: methods and results", Geneva - The WHO.
[16] WHO. (2002), "Reducing Risk and Promoting Healthy life Geneva: the WHO", The World Health Report.
[17] Fotoula Babatsikou, Assimina Zavitsanou. (2010), "Epidemiology of hypertension in the elderly", Health Science Journal.4(1):24-30.
[18] Margaret McDonald, et al. (2009), "Prevalence, Awareness, and Management of Hypertension, Dyslipidemia, and Diabetes Among United States Adults Aged 65 and Older", J Gerontol A Biol Sci Med Sci.64A(2):256-263.
[19] WHO. (2001), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in Bangladesh and India: a multicentre study", Bulletin of the World Health Organization.79(6):490-500.
[20] Porapakkham Y, Pattaraarchachai J, Aekplakorn WW. (2008), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension and diabetes mellitus among the elderly: the 2004 National Health Examination Survey III, Thailand", Singapore Med J.49(11):868-73.
[21] Hanon O, Assayag P, Belmin J, et al. (2013), "Expert consensus of the French Society of Geriatrics and Gerontology and the French Society of Cardiology on the management of atrial fibrillation in elderly people", Archives of cardiovascular diseases.106(5):303-323.
[22] Han C, et al. (2009), "Study design and methods of the Ansan Geriatrics study in Republic of Korea", BMC Neurology.9(10):1471-2377.
[23] Rincon F, Sacco RL, Kranwinkel G, et al. (2009), "Incidence and risk factors of intracranial atherosclerotic stroke: The Northern Manhattan Stroke Study", Cerebrovascular diseases (Basel, Switzerland).28(1):65–71.
[24] Fine-Edelstein JS, Wolf PA, O'leary DH, et al. (1994), "Precursors of extracranial carotid atherosclerosis in the Framingham Study", Neurology.44(6):1046.
[25] WHO. (2005), " Preventing chronic diseases: investing wisely in health. Preventing heart disease and stroke. Us department of health and human servisces revised july 2005",
[26] Broderick J, Brott T, Kothari R, et al. (1998), “The Greater Cincinnati/Northern Kentucky Stroke Study: preliminary first-ever and total incidence rates of stroke among blacks", Stroke.29(2):415–421.