58. KHẢO SÁT TỈ LỆ RUNG NHĨ MỚI MẮC BẰNG HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 7 NGÀY TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Nguyễn Văn Tân1,2, Lê Kiều My2
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ rung nhĩ mới mắc bằng Holter điện tâm đồ 7 ngày trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh động mạch vành.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên những đối tượng bệnh nhân ≥ 60 tuổi có bệnh động mạch vành nhập viện tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2023 đến 05/2023. Holter điện tâm đồ 7 ngày sẽ được gắn theo dõi vào thời điểm trước khi xuất viện.


Kết quả: Có 40 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tuổi trung bình là 72,6 ± 7,6 tuổi. Tỉ lệ nam là 52,5% và nữ là 47,5%. Tất cả trường hợp trước khi đưa vào nghiên cứu đều là nhịp xoang chủ đạo với tần số trung bình là 72,4 ± 8,1 lần /phút. Có 4 trường hợp (chiếm tỉ lệ 10%) xuất hiện rung nhĩ mới mắc. Trong đó có 1 trường hợp khởi phát vào ngày thứ 3, 2 trường hợp khởi phát ngày thứ 4 và 1 trường hợp khởi phát ngày thứ 5.


Kết luận: Tỉ lệ rung nhĩ mới mắc là khá thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi có bệnh động mạch vành. Tất cả đều là rung nhĩ cơn và được ghi nhận từ ngày thứ 3 trở đi, điều này cho thấy Holter điện tâm đồ 7 ngày có hiệu quả tiềm năng hơn so với Holter điện tâm đồ 24 giờ trong việc phát hiện rung nhĩ trên những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Mekhael, M., Marrouche, N., El Hajjar, A. H., & Donnellan, E. (2024). The relationship between atrial fibrillation and coronary artery disease: understanding common denominators. Trends in cardiovascular medicine, 34(2), 91-98.
[2] Kułach, A., Dewerenda, M., Majewski, M., Lasek-Bal, A., & Gąsior, Z. (2020). 72 hour Holter monitoring, 7 day Holter monitoring, and 30 day intermittent patient-activated heart rhythm recording in detecting arrhythmias in cryptogenic stroke patients free from arrhythmia in a screening 24 h Holter. Open Medicine, 15(1), 697-701.
[3] Chaitman, B. R., Bourassa, M. G., Davis, K., Rogers, W. J., Tyras, D. H., Berger, R., ... & Killip, T. (1981). Angiographic prevalence of highrisk coronary artery disease in patient subsets (CASS). Circulation, 64(2), 360-367.
[4] Batta, A., Hatwal, J., Batta, A., Verma, S., & Sharma, Y. P. (2023). Atrial fibrillation and coronary artery disease: an integrative review focusing on therapeutic implications of this relationship. World Journal of Cardiology, 15(5), 229.
[5] Michniewicz, E., Mlodawska, E., Lopatowska, P., Tomaszuk-Kazberuk, A., & Malyszko, J. (2018). Patients with atrial fibrillation and coronary artery disease–double trouble. Advances in medical sciences, 63(1), 30-35.
[6] Jawad-Ul-Qamar, M., Chua, W., Purmah, Y., Nawaz, M., Varma, C., Davis, R., ... & Kirchhof, P. (2020). Detection of unknown atrial fibrillation by prolonged ECG monitoring in an
all-comer patient cohort and association with clinical and Holter variables. Open Heart, 7(1), e001151.
[7] Tôn Thất Minh. Đặc điểm rối loạn nhịp tim qua Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Tim Tâm Đức. Accessed 04 October, 2024. https://timmachhoc.vn/dacdiem-roi-loan-nhip-tim-qua-holter-dien-tim-24-gio-o-benh-nhan-hoi-chung-mach-vanh-cap-taibenh-vien-tim-tam-duc/
[8] Yan, T., Zhu, S., Xie, C., Zhu, M., Weng, F., Wang, C., & Guo, C. (2022). Coronary artery disease and atrial fibrillation: a bidirectional mendelian randomization study. Journal of Cardiovascular Development and Disease, 9(3), 69.