57. VAI TRÒ CỦA THÂN NHÂN TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI - NĂM 2023

Nguyễn Thị Sa Bôi1, Trần Thụy Khánh Linh2, Lý Thị Phương Hoa3
1 Bệnh viện Nguyễn Trãi
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Văn Lang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vai trò của thân nhân hỗ trợ Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nội trú và tìm hiểu những khó khăn của thân nhân khi chăm sóc người bệnh nội trú


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:


Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang


Dân số nghiên cứu: Điều dưỡng, người bệnh nội trú và thân nhân chăm sóc người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng khối nội, khối ngoại và khối cấp cứu của Bệnh viện Nguyễn Trãi trong thời gian nghiên cứu.


Kết quả: Thân nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác chăm sóc bệnh nhân nội trú. Thân nhân ở khối Ngoại và Nội hỗ trợ tích cực chăm sóc bệnh nhân nội trú. Có 29/69 tiêu chí nhận được sự hỗ trợ từ thân nhân, chủ yếu các tiêu chí chăm sóc đơn giản: hỗ trợ sinh hoạt, nghỉ ngơi và vệ sinh thân thể; chăm sóc ngừa loét tì đè; biện pháp ngăn ngừa té ngã cho người bệnh; giảm đau và các kỹ năng an toàn; giúp ăn uống và kiểm soát môi trường. Khó khăn hàng đầu của thân nhân khi chăm sóc người bệnh nội trú là vấn đề trao đổi thông tin điều trị của bệnh nhân với điều dưỡng. Yêu cầu của thân nhân là cần được cung cấp các thông tin liên quan đến sự tiến triển của bệnh, kế hoạch điều trị, kế hoạch chăm sóc điều dưỡng.


Kết luận: Thân nhân có vai trò tích cực hỗ trợ người bệnh nội trú các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Kết quả có thể là cơ sở để bệnh viện xây dựng chính sách, chương trình giáo dục sức khỏe để nâng cao hiệu quả hỗ trợ của thân nhân trong chăm sóc người bệnh nội trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế (2021). Thông tư số 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021, “Quy định hoạt động Điều Dưỡng trong bệnh viện”.
[2] Bộ Y tế (2022). Quyết định số: 3474/QĐ-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2022, “Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam”.
[3] Black P, Boore JR, Parahoo K. The effect of nurse-facilitated family participation in the
[4] James SR, Ashwill JW. Nursing Care of Children: Principles and Practice. 3th ed. USA: Saunders/Elsevier; 2007.
[5] McSherry R, Pearce P, Grimwood K, McSherry W. The pivotal role of nurse managers, leaders and educators in enabling excellence in nursing care. J Nurs Manag. 2012;20(1):7–19.
[6] Paliadelis P, Cruickshank M, Wainohu D, Winskill R, Stevens H. Implementing family-centred care: an exploration of the beliefs and practices of pediatric nurses. Aust J Adv Nurs. 2005;23(1):31– 6.
[7] Paivi Astedt-Kurki, Marita Paunonen, Dean, Kristiina Lehti (1997). Family members’ experiences of their role in a hospital: a pilot study. Journal of Advanced Nursing, 1997, 25, 908–914.
[8] Vesaluoma H. (1995) La¨ heisten auttaminen hoitotyo¨ ssa¨ . [To care relatives in nursing]. English abstract. Department of Nursing Science, University of Tampere, Tampere.
[9] WHO (2020) and partners call for urgent investment in nurses. https://www.who.int/news/item/07-04-2020-who-and-partners-call-for-urgent-investment-in-nurses
[10] Jackson J, Maben J, Anderson JE. What are nurses’ roles in modern healthcare? A qualitative interview study using interpretive description. Journal of Research in Nursing. 2022;27(6):504-516. doi:10.1177/17449871211070981.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9634242/