50. TỶ LỆ THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đặng Mỹ Hạnh1, Lý Thị Phương Hoa1, Trần Thị Nhụy1, Trần Quí Phương Linh2
1 Trường Đại học Văn Lang
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố ảnh hưởng ở thai phụ 3 tháng đầu của thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh


Phương pháp: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên 185 hồ sơ thai phụ 03 tháng đầu thai kỳ từ tháng 05/2024 đến tháng 09/2024.


Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận độ tuổi trung bình của thai phụ là 28,8 tuổi. Tuổi thai của thai phụ từ 11 tuần đến 13 tuần trong đó 7,6% thai phụ thai 11 tuần tuổi, 43,2% thai phụ thai 12 tuần tuổi và 49,2% thai phụ thai 13 tuần tuổi. 98,9% thai phụ không mắc các bệnh lý kèm theo. Nghiên cứu ghi nhận 55,7% thai phụ có BMI bình thường và 36,8% thai phụ có tình trạng dư cân, béo phì; 7,6% thai phụ có tổng trạng gầy. Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ thiếu máu là 6,5%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận tình trạng thiếu máu của thai phụ 03 tháng đầu của thai kỳ ảnh hưởng bởi BMI. Cụ thể, thai phụ nhẹ cân gầy có tỷ lệ thiếu máu cao hơn thai phụ có tổng trạng trung bình hoặc dư cân, béo phì.


Kết luận: Tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ trong 03 tháng đầu thai kỳ không quá phổ biến. Tuy nhiên cần quan tâm đến vấn đề thiếu cân ở thai phụ. Đảm bảo dinh dưỡng cho thai phu như là biện pháp dự phòng thiếu máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Huyền, Bùi Thị Hoàng La. Tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tới khám tại bệnh viện Hùng Vương năm 2021. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2023, 527(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v527i2.5861.
[2] Nguyễn Đình Phương Thảo, Lư Thị Thu Huyền. Nghiên cứu tình hình thiếu máu và thiếu Ferritin ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ sản nhi Đà nẵng”, Tạp chí Phụ sản, 2022, 20(2): 22-19. https://doi.ord/10.46755/vjog.2022.2.1275
[3] Huỳnh Hữu Duyên, Lê Hồng Nhung, Đinh Quốc Long và cộng sự. Khảo sát tỷ lệ thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở thai phụ xét nghiệm tại HANHPHUCLAB năm 2024. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 2024 65(5): 23 - 29. https://doi.org/10.52163/yhc.v65i5.1404
[4] Nguyễn Thị Tường Thái, Diệp Từ Mỹ. Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020, Tạp chí Y học tp. Hồ Chí Minh, 2021, 25(2), 80-86
[5] Anemia in Pregnancy: ACOG Practice Bulletin, Number 233. Obstetrics and gynecology, 2021, 138(2), e55–e64. https://doi.org/10.1097/AOG.0000000000004477
[6] Abriha, A., Yesuf, M. E., & Wassie, M. M. Prevalence and associated factors of anemia among pregnant women of Mekelle town: a cross sectional study. BMC research notes, 2014, 7, 888. https://doi.org/10.1186/1756-0500-7-888
[7] Lertprasopsuk, S., & Viriyasirivet, B. Prevalence and Associated Factors of Anemia in Different Periods of Pregnancy. Thai Journal of Obstetrics and Gynaecology, 2023, 31(1): 56-63.
[8] Eltayeb, R., Binsaleh, N. K., Alsaif, G., et al. Hemoglobin Levels, Anemia, and Their Associations with Body Mass Index among Pregnant Women in Hail Maternity Hospital, Saudi Arabia: A Cross-Sectional Study. Nutrients, 2023 15(16), 3508. https://doi.org/10.3390/nu15163508.
[9] Mocking, M., Savitri, A.I., Uiterwaal, C.S.P.M. et al. Does body mass index early in pregnancy influence the risk of maternal anaemia? An observational study in Indonesian and Ghanaian women. BMC Public Health, 2018, 18, 873. https://doi.org/10.1186/s12889-018-5704-2.