48. KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ TRUNG HẠN CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG BỆNH TẮC, HẸP ĐỘNG MẠCH CHỦ CHẬU MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý tắc, hẹp động mạch chi dưới mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền kèm theo. Bệnh nhân đến khám với các triệu chứng: đau chân, tím đầu ngón chân, nhiễm trùng bàn chân, nặng hơn là nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân gây tử vong. Thời gian gần đây, can thiệp nội mạch đã trở thành lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh lý tắc, hẹp động mạch chi dưới trên thế giới và tại Việt Nam, với ưu điểm gồm đường mổ ngắn, ít đau, tê tại chỗ, phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh tắc, hẹp động mạch chủ chậu có triệu chứng lâm sàng.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 06/2020 đến tháng 04/2022, mô tả cắt ngang 56 ca can thiệp mạch nội mạch điều trị bệnh tắc, hẹp động mạch chủ chậu tại khoa Ngoại Tim mạch- Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: Đa số là tổn thương động mạch phức tạp thuộc TASC II, mức độ C (23%) và D (51%). Tầng động mạch tổn thương gồm tầng chủ chậu đơn thuần (23%), tầng chủ chậu kết hợp tầng đùi khoeo và/ hoặc dưới gối (77%). ABI trung bình trước và sau can thiệp lần lượt là 0.43 ± 0.3 đến 0.76 ± 0.29 (p<0.001). Thủ thuật thành công về kỹ thuật trong 54 ca (96,4%). Các biến chứng sau thủ thuật gồm: xuất huyết nội, cắt cụt chi, suy thận cấp do cản quang. Tỉ lệ lưu thông mạch máu thì đầu tại 1 năm và 2 năm đạt 97,4% và 76,4%.
Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn trong điều trị bệnh động mạch chi dưới. Tuy nhiên cần có thêm nghiên cứu về kết quả dài hạn của can thiệp mạch chi dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh động mạch chi dưới, can thiệp nội mạch, tắc chủ chậu
Tài liệu tham khảo
[2] Đinh Huỳnh Linh, Phạm Mạnh Hùng và cộng sự (2016). Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở Viện Tim mạch Việt Nam. Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, 75+76 (2016), 123-130.
[3] Klinkert P, Schepers A, Burger DH, et al. Vein versus polytetrafluoroethylene in above-knee femoropopliteal bypass grafting: five-year results of a randomized controlled trial. J Vasc Surg. 2003;37, 149 –155
[4] Kudo T, Chandra FA, Ahn SS. The effectiveness of percutaneous transluminal angioplasty for the treatment of critical limb ischemia: a 10-year experience. J Vasc Surg. 2005;41, 423– 435; discussion 435
[5] L’Italien GJ, Cambria RP, Cutler BS, et al. Comparative early and late cardiac morbidity among patients requiring different vascular surgery procedures. J Vasc Surg. 1995;21, 935–944.
[6] Marie D. Gerhard-Herman, et al, 2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease. J Am Coll Cardiol. 2017 Mar, 69 (11), 71-126.
[7] Martin Schillinger, et al. Balloon Angioplasty versus Implantation of Nitinol Stents in the Superficial Femoral Artery. N Engl J Med 2006; 354, 1879-1888
[8] Mohammad Ali Husainy, OUTBACK catheter for treatment of superficial femoral and iliac artery chronic total occlusion: Experience from two centers. Indian J Radiol Imaging. 2016 AprJun; 26(2): 249–253.
[9] Murphy TP, et al.. Aortoiliac insufficiency: longterm experience with stent placement for treatment. Radiology. 2004;231, 243–249
[10] National Center for Health Statistics: NHANES 1999–2002: lower extremity disease examination (LEX), MEC examination. [accessed 21 October 2010]
[11] Nguyễn Lân Việt, Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2010. 52, 11-17.
[12] Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, et al. Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). Eur J Vasc Endovasc Surg. 2007;33
[13] Phạm Minh Ánh, Lê Đức Tín, Trương Thế Hiệp và cộng sự (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(2), 223-228.
[14] Rutherford R B, Flanigan D P, Gupta S K. et al. Suggested standards for reports dealing with lower extremity ischemia. J Vasc Surg. 1986;4(1), 80–94.
[15] Victor Aboyans, Michael H. Criqui, et al. Measurement and Interpretation of the Ankle-Brachial IndexA Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation, 16 Nov 2012, 126, 2890–2909
[16] Van den Akker PJ, van Schilfgaarde R, Brand R, et al. Aortoiliac and aortofemoral reconstruction of obstructive disease. Am J Surg. 1994;167:379–385.
[17] Ozkan U, Oguzkurt L, Tercan F. Technique, complication, and long-term outcome for endovascular treatment of iliac artery occlusion. Cardiovasc Intervent Radiol. 2010 Feb;33(1):18-24.
[18] Lakhter V, Aggarwal V. Current status and outcomes of iliac artery endovascular intervention. Interv Cardiol Clin. 2017;6(2):167–80.
[19] Zhang H, Li X, Niu L, Feng Y, Luo X, Zhang C, Zhang F. Effectiveness and long-term outcomes of different crossing strategies for the endovascular treatment of iliac artery chronic Total occlusions. BMC Cardiovasc Disord. 2020 Oct 2;20(1):431
[20] Vorwerk D, Guenther RW, Schu¨rmann K, Wendt G, Peters I (1995) Primary stent placement for chronic iliac artery occlusions: follow-up results in 103 patients. Radiology 194(3):745– 749
[21] Gandini R, Fabiano S, Chiocchi M, Chiappa R, Simonetti G (2008) Percutaneous treatment in iliac artery occlusion: longterm results. Cardiovasc Interv Radiol 31(6):1069–1076