42. TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Nguyễn Ngọc Lân1, Lê Thị Thảo1, Ngô Thị Tiểu My1, Nguyễn Thị Dung1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới.1 Sự phát triển và lan rộng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc đã làm tăng tính phức tạp trong quản lý và điều trị NKTN.


Mục tiêu: Xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh và tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01/04/2023 đến ngày 30/04/2024.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.


Kết quả nghiên cứu: Thu thập 901 mẫu cấy nước tiểu dương tính có tỷ lệ nữ giới (61%) cao hơn ở nam là (39%) và chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 60 tuổi (80%). Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thương gặp là: E. coli (54,6%); K. pneumoniae (12,1%); P. aeruginosa (6,9%); Enterroccocus (4,6%); P. mirabilis (5,1%) và E. aerogenes (3,0%). Tính kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu phân lập được: E. coli kháng với cephalosporin dao động từ 38,9% đến 73,4%, trên 75% kháng với nhóm quinolones còn nhạy cảm 100% với amikacin, trên 90% nhạy cảm với nhóm carbapenems. Tỷ lệ nhạy cảm với nitrofurantonin là (96,5%). K. pneumoniae kháng với nhóm beta-lactam dao động từ 51,7% đến 79,2%; với nhóm carbapenems kháng từ 21,8% đến 51,1%, trên 65% kháng với nhóm quinolones; tỷ lệ nhạy amikacin là (78,1%) và Tigecyclin là (100%). Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa từ 50% đến 67,7%, riêng với piperacillin/tazobactam tỉ lệ nhạy là (74,2%). Enterococcus spp. tỷ lệ nhạy cảm với tigecyclin là (100%), nhạy với teicoplanin là (78%) và vancomycin (75,6%).


Kết luận: E. coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao nhất. Tình trạng đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn ngày càng cao trong bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kaur R, Kaur R. Symptoms, risk factors, diagnosis and treatment of urinary tract infections. Postgraduate medical journal. Dec 2021;97(1154):803-812. doi:10.1136/postgradmedj-2020-139090
[2] Flores-Mireles AL, Walker JN, Caparon M, Hultgren SJJNrm. Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. 2015;13(5):269-284.
[3] Phạm Thuý Yên Hà, Chung Khả Hân, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa tiết niệu bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;1(517):132-138.
[4] Nguyễn Thị Vân, Phạm Kim Liên. Đặc điểm vi khuẩn học và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;2(537):165 - 169.
[5] Lâm Tú Hương, Huỳnh Minh Tuấn, Trần Đăng Khoa. Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị tại khoa tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Y học TP Hồ Chí Minh. 2021;1(25):159 - 163.
[6] Trần Quốc Huy, Trần Thị Mộng Lành, Lý Ngọc Trâm, và cộng sự. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và kháng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;1(523)