36. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ LÃO KHOA TOÀN DIỆN Ở CÁC BỆNH NHÂN NỘI TRÚ CAO TUỔI TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Nguyễn Văn Bé Hai1, Võ Thị Thùy Liên1, Nguyễn Thị Phương Dung1, Nguyễn Thùy Dung1, Lê Quốc Hưng1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Bùi Xuân Khải2, Trịnh Trần Quang1, Trần Lê Vy3, Nguyễn Thanh Huân4
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường Đại học Khoa học sức khoẻ - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát mô hình bệnh tật và đánh giá lão khoa toàn diện ở người cao tuổi tại Khoa Nội tim mạch.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên các bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất.


Kết quả: Nghiên cứu đã thu thập được 185 bệnh nhân cao tuổi. Những bệnh đồng mắc thường gặp bao gồm tăng huyết áp (88,6%), rối loạn lipid máu (92,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (43,2%) và đái tháo đường type 2 (27,6%). Vấn đề lão khoa thường gặp nhất là phụ thuộc IADL (các hoạt động sống hàng ngày phụ thuộc phương tiện) với 47,6%. Nhóm nữ giới có tỷ lệ suy giảm hoạt động sống hằng ngày phụ thuộc phương tiện và tỷ lệ suy yếu cao hơn có ý nghĩa nhóm nam. Giới nữ cũng có tỷ lệ suy giảm hoạt động sống, tỷ lệ suy dinh dưỡng, trầm cảm và sa sút trí tuệ cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất, vấn đề lão khoa thường gặp nhất là phụ thuộc IADL. Giới nữ có các vấn đề lão khoa cao hơn nam giới. Đánh giá lão khoa toàn diện là rất cần thiết trong thăm khám và điều trị các bệnh nhân cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Tân. Hội chứng lão hóa. Nhà xuất bản y học. 2024. 85-105.
[2] Nguyễn Văn Trí. Tích tuổi học và lão khoa đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2024. 103-127.
[3] Wilbert SA, et al. Tresch and Aronow's Cardiovascular Disease in the Elderly 6th. 2019. 49-63.
[4] Robert OB, et al. Braunwald's Heart Disease - A Textbook of Cardiovascular Medicine 12th. Elsevier. 2022. 1687-1710.
[5] Linh P, Sĩ T, Toàn L. Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022. Tạp chí y học Việt Nam. 2023;54(1):156-160.
[6] Kiên N, Trường H, Thanh L, Chuyên N, Tiến C, Hưng T. Thực trạng mắc một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi tại hà nội năm 2022. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 2023;64(3). https://doi.org/10.52163/yhc.v64i3.636
[7] Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền (2021). Một số yếu tố liên quan tới chức năng hoạt động hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;501(1):76-79.
[8] Lê Anh Tú (2015), Đánh giá lão khoa toàn diện ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội
[9] Hua D, Kun W, Yanan L, Xinyi Z. Trends in disability in activities of daily living and instrumental activities of daily living among Chinese older adults from 2011 to 2018. Aging Clinical and Experimental Research. 2024;36:27
[10] Fritz K, et al. Test-retest reliability of the Mini Nutritional Assessment– Short Form (MNASF) in older patients undergoing cardiac rehabilitation. Journal of Geriatric Cardiology. 2020;17:574−579
[11] Nina M, Alice S, Dörte H, Natalie E, Elke S. Gender diferences in frailty transition and its prediction in community-dwelling old adults. Scientifc Reports. 2022;12:7341
[12] Phạm Ngọc Long, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn. trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Hà Nội và Quảng Bình năm 2021-2022. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;521(2):371-375