30. STENT CHUYỂN DÒNG: TIẾN BỘ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TÚI PHÌNH MẠCH MÁU NÃO PHỨC TẠP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phình động mạch não là sự giãn nở khu trú bất thường của động mạch trong não khi vỡ sẽ gây chảy máu trong não và có thể dẫn đến đột quỵ, hôn mê và/hoặc tử vong. Stent chuyển dòng chảy là một phát minh giúp tối ưu hoá kết quả điều trị với các loại túi phình không thể điều trị bằng phương pháp can thiệp trước đây. Chúng dần dần tạo ra huyết khối trong túi phình, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của tân nội mạc và từ đó bít hoàn toàn túi phình.
Đặc điểm kỹ thuật và cơ chế hoạt động: Chúng có độ bao phủ diện tích bề mặt kim loại cao hơn (khoảng 30-35%) so với các stent thế hệ trước có độ bao phủ diện tích bề mặt kim loại khoảng 8-10%. Chúng được đặt bắc cầu qua cổ túi phình động mạch và chuyển hướng dòng máu không vào túi phình động mạch, gây ra sự ứ đọng máu trong túi phình động mạch, sau đó dẫn đến phản ứng viêm, sau đó là huyết khối và “chữa lành” túi phình động mạch. Bên cạnh đó, chúng còn tái tạo nội mô của động mạch mẹ, loại trừ túi phình động mạch ra khỏi tuần hoàn
Tính an toàn: Vỡ túi phình động mạch là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gây xuất huyết nội sọ ồ ạt gây tử vong. Từ Phân tích hồi cứu về vỡ phình động mạch muộn (RADAR), vỡ phình động mạch muộn sau khi sử dụng stent chuyển dòng xảy ra ở 1,0% bệnh nhân và xuất huyết nhu mô muộn được báo cáo ở 1,9% bệnh nhân.
Kết luận: Điều trị túi phình mạch máu não bằng stent chuyển dòng chảy là một kỹ thuật khả thi và hiệu quả đối với các túi phình động mạch chưa vỡ. Tuy nhiên, kinh nghiệm vẫn còn mới và thời gian theo dõi còn ngắn. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn với thời gian theo dõi lâu hơn để xác định tỷ lệ tắc nghẽn hoàn toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stent chuyển dòng chảy, túi phình mạch máu não, can thiệp thần kinh
Tài liệu tham khảo
[2] Nelson PK, Lylyk P, Szikora I, Wetzel SG, Wanke I, Fiorella D.The pipeline embolization device for the intracranial treatment of aneurysms trial. AJNR Am J Neuroradiol. 2011 Jan;32(1):34-40.
[3] Pierot L, Wakhloo AK. Endovascular treatment of intracranial aneurysms: current status. Stroke. 2013 Jul;44(7):2046-54.
[4] Shapiro M, Becske T, Sahlein D, Babb J, Nelson PK. Stent-supported aneurysm coiling: a literature survey of treatment and follow-up. AJNR Am J Neuroradiol.2012;33:159–163.
[5] Fiorella D , Lylyk P , Szikora I , et al . Curative cerebrovascular reconstruction with the pipeline embolization device: the emergence of definitive endovascular therapy for intracranial aneurysms. J Neurointerv Surg 2009;1:56–65.doi:10.1136/jnis.2009.000083
[6] Aenis M , Stancampiano AP , Wakhloo AK , et al. Modeling of flow in a straight stented and nonstented side wall aneurysm model. J Biomech Eng 1997;119:206–12.doi:10.1115/1.2796081
[7] Sadasivan C , Cesar L , Seong J , et al. An original flow diversion device for the treatment of intracranial aneurysms: evaluation in the rabbit elastase-induced model. Stroke 2009;40:952–8. doi:10.1161/STROKEAHA.108.533760
[8] Kallmes DF , Ding YH , Dai D , et al. A new endoluminal, flow-disrupting device for treatment of saccular aneurysms. Stroke 2007;38:2346–52. doi:10.1161/STROKEAHA.106.479576
[9] Hanel RA, et al. J Neurointev Sur. 2020;12:62-6. doi:10.1136/neurintsurg-2019-015091
[10] Mcdougall CG, et al. J Neurointev Sur. 2022;14:577 64. doi:10.1136/neurintsurg-2021-017469