28. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN SUY TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN TRÊN 85 TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi với tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc sức khỏe cao. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về suy tim cấp, đặc biệt ở bệnh nhân trên 85 tuổi.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và tiên lượng ngắn hạn bệnh nhân trên 85 tuổi nhập viện do suy tim trái cấp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang và theo dõi dọc
Kết quả: 145 bệnh nhân có tuổi trung bình là 88,5±3,5 (tuổi) và 33,8% bệnh nhân trên 90 tuổi. Thời gian nằm viện trung bình là 8,3±1,3 (ngày). Một số bệnh nền thường gặp ở bệnh nhân trên 85 tuổi là tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao (76,6%), rối loạn lipide máu (62,1%), bệnh thận mạn (52,4%), bệnh mạch vành chưa tái tưới máu (45,5%), rung nhĩ mạn (39,6%), đái tháo đường típ2 (35,9%). Tỉ lệ tái nhập viện trong 90 ngày đầu tiên là 32,4%, trong đó nhóm bệnh nhân suy tim EF giảm tái nhập viện cao hơn gấp 3,7 lần nhóm bệnh nhân suy tim EF bảo tồn (OR=3,7 KTC 95%: 1,732-8,037). Tỉ lệ kê toa các thuốc điều trị suy tim như ARNI, SGLT2 còn hạn chế <6,3% và tỉ lệ tử vong chung của nghiên cứu là 3,4%.
Kết luận: Tỉ lệ tái nhập viện trong 90 đầu ở bệnh nhân trên 85 tuổi còn cao, trong đó nhóm bệnh nhân HFrEF có tỉ lệ tái nhập viện cao hơn nhóm bệnh nhân HFpEF.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy tim cấp, suy tim với EF giảm (HFrEF), suy tim với EF bảo tồn (HFpEF)
Tài liệu tham khảo
[2] Groenewegen A, Rutten FH, Mosterd A, Hoes AW, (2020). Epidemiology of heart failure. European Journal of Heart Failure. 66.
[3] McMurray J, DeMets DL, Kober L, et al. (2019). Dapagliflozin and prevention of adverse outcomes in heart failure trial (DAPA-HF): Results
in nondiabetic patients. Presented at AHA, Philadelphia, PA, 16 November.
[4] Yancy CW, Jessup M et al (2017), “2017 ACC/AHA/HFSA Focused Update of the 2013 ACC/AHA Guideline for the Management of Heart Failure”, Circulation, 136, pp.137-161. (4).
[5] Tubaro M, Vranckx P, Price S, and Vrints C, (2018). Acute heart failure: Epidemiology, classification, and pathophysiology. The ESC Textbook of Intensive and Acute Cardiovascular Care. Oxford Medicine Online.
[6] McDonagh TA, Metra M, Adamo M, Gardner R, et al (2023). 2023 Focused Update of the 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal, Volume 44 (37), 1 October 2023, pp.3627–3639.
[7] Thomas M, James J, Larry A, et al. (2022). 2022 Update to the 2017 ACC Expert Consensus Decision Pathway for Optimization of Heart Failure Treatment: Answers to 10 Pivotal Issues About Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. JACC;77(6):772-810.
[8] Sung SH, Wang TJ, Cheng HM, et al (2018). Clinical Characteristics and Outcomes in the Very Elderly Patients Hospitalized for Acute Heart Failure: Importance of Pharmacologic Guideline Adherence. Scientific Reports 8, pp.14270.
[9] Ural D, Cavusoglu Y, Eren M, Karauzum K, at al (2016). Diagnosis and management of acute heart failure. Anotal J Cardiol, 15 (11): pp. 860-889.
[10] Solomon SD, McMurray JJV, Anand IS, et al. (2019). Angiotensin–neprilysin inhibition in heart failure with preserved ejection fraction. N Engl J Med; 381, pp. 1609–20.
[11] Rosano G, Quek D, Martinez F, (2020), Sodium-glucose Co-transporter 2 Inhibitors in Heart Failure. Cardiac Failure Review; 6:e31.
[12] Hanon O, Belmin J, Benetos A, Chassagne P, et al (2021). Consensus of experts from the French Society of Geriatrics and Gerontology on the management of heart failure in very old subjects. Arch Cardiovasc Dis;114(3):246-259.
[13] Maggiona AP, Dahlstrom U, Filippatos G, Chioncel O, et al (2020). EURObservational Research Programme: the Heart Failure Pilot Survey (ESC-HF Pilot). Eur J Heart Fail; 12(10): 1076-84.
[14] Fonarow GC, Abraham WT, Albert NM, Gattis WA, et al (2014). Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE-HF): rationale and design. Am Heart J. 2014 Jul; 148 (1): 43-51.
[15] Shoaib A, Farag M, Nasir M, John J, et al (2016). Is the diagnostic coding position of acute heart failure related to mortality? A report from the Euro Heart Failure Survey-1 (EHFS1). Eur J Heart Fail; 2016 May;18(5): 556-63.
[16] Adams KF Jr, Fonarow GC, Emerman CL, LeJemtel TH, et al (2005). Characteristics and outcomes of patients hospitalized for heart failure in the United States: rationale, design, and preliminary observations from the first 100,000 cases in the Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE). Am Heart J. 2005 Feb;149(2):209-16.
[17] Mebazaa A, Parissis John, Porcher R, Gayat E, et al (2011). Short-term survival by treatment among patients hospitalized with acute heart failure: the global ALARM-HF registry using propensity scoring methods. Intensive Care Med. 2011 Feb; 37(2): 290-301.
[18] Maddox MH, Januzzi JL, Allen LA, Breathett K, at al (2024). 2024 ACC Expert Consensus Decision Pathway for Treatment of Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: A Report of the American College of Cardiology Solution Set Oversight Committee. J Am Coll Cardiol. 2024 Apr, 83 (15) 1444–1488.
[19] Kittleson MM, Panjrath GS, Amancherla K, et al (2023). 2023 ACC Expert Consensus Decision Pathway on Management of Heart Failure With Preserved Ejection Fraction: A Report of the American College of Cardiology Solution Set Oversight Committee. J Am Coll Cardiol 2023;Apr 19.