25. KHẢO SÁT TỈ LỆ HẠ THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI CAO TUỔI PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐỐT TUYẾN TIỀN LIỆT

Danh Bình An1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mức độ, hậu quả sớm của hạ thân nhiệt ở người bệnh cao tuổi phẫu thuật nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Người bệnh ≥ 65 tuổi được gây tê tủy sống phẫu thuật nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo. Dự phòng hạ thân nhiệt bằng phương pháp giữ ấm trước phẫu thuật bằng mền bông, sưởi ấm dịch truyền trong quá trình phẫu thuật, giữ ấm sau phẫu thuật bằng mền bông. Nhiệt kế hồng ngoại đo màng nhĩ tại các thời điểm trước mổ, ngay sau gây tê tủy sống và sau đó mỗi 30 phút. Lạnh run được ghi nhận trong quá trình phẫu thuật.


Kết quả: 80 người bệnh nam, tuổi trung bình 74 ± 7 được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ hạ thân nhiệt trong và sau phẫu thuật ở người cao tuổi phẫu thuật nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt 68,8%. Trong đó hạ thân nhiệt mức độ nhẹ 65%, mức độ trung bình 3,8% và không có người bệnh hạ thân nhiệt mức độ nặng. Tỉ lệ lạnh run 20%.


Kết luận: Người cao tuổi phẫu thuật nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt có tỉ lệ hạ thân nhiệt cao. Người bệnh cần theo dõi nhiệt độ chặt chẽ và dự phòng hạ thân nhiệt là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Young VL, Watson ME. Prevention of perioperative hypothermia in plastic surgery. Aesthet Surg J. 2006;26(5):551-571. doi:10.1016/j.asj.2006.08.009.
[2] Lotfi FSN, Armat MR, Emami ZA, et al. Inadvertent Perioperative Hypothermia: A Literature Review of an Old Overlooked Problem. Acta Facultatis Medicae Naissensis. 2016;33(1):5-11. doi:10.1515/afmnai-2016-0001.
[3] Reynolds L, Beckmann J, Kurz A. Perioperative complications of hypothermia. Best Practice & Research Clinical Anaesthesiology. 2008;22(4):645-657. doi:10.1016/j.bpa.2008.07.005.
[4] O'Donnell AM, Irwin THF. Anaesthesia for transurethral resection of the prostate. Continuing Education in Anaesthesia Critical Care & Pain. 2009;9(3):92-96. doi:10.1093/bjaceaccp/mkp012.
[5] Pit MJ, Tegelaar RJ, Venema PL. Isothermic irrigation during transurethral resection of the prostate: effects on peri-operative hypothermia, blood loss, resection time and patient satisfaction. Br J Urol. 1996;78(1):99-103. doi:10.1046/j.1464-410x.1996.04819.x.
[6] Okeke LI. Effect of warm intravenous and irrigating fluids on body temperature during transurethral resection of the prostate gland. BMC
Urology. 2007;7(1):15. doi:10.1186/1471-2490-7-15.
[7] Smith CE, Desai R, Glorioso V, et al. Preventing hypothermia: convective and intravenous fluid warming versus convective warming alone. Journal of Clinical Anesthesia. 1998;10(5):380-385. doi:10.1016/s0952-8180(98)00049-x.
[8] Campbell G, Alderson P, Smith AF, et al. Warming of intravenous and irrigation fluids for preventing inadvertent perioperative hypothermia. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2015;(4)doi:10.1002/14651858.CD009891.pub2.
[9] Ratan A, John A, Jane B, et al. The management of inadvertent perioperative hypothermia in adults. 2016;NICE.
[10] Phan Thị Loan. Khảo sát tỷ lệ hạ thân nhiệt chu phẫu trong phẫu thuật cắt đốt bướu tuyến tiền liệt ở người cao tuổi. Luận văn BSCKII. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; 2021.
[11] Jo YY, Chang YJ, Kim YB, et al. Effect of Preoperative Forced-Air Warming on Hypothermia in Elderly Patients Undergoing Transurethral Resection of the Prostate. Urology journal. 2015;12(5):2366-2370. doi:10.22037/uj.v12i5.2991.