23. HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN TẠI KHOA NỘI TIẾT: TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Hạ natri máu là một rối loạn điện giải thường gặp ở cộng đồng cũng như nội viện. Hạ natri máu có liên quan đến các kết cục xấu như tăng nguy cơ bệnh tật, té ngã, kéo dài thời gian nằm viện và tăng nguy cơ tử vong. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tần suất hạ natri máu nội viện tại khoa nội tiết cũng như đánh giá các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu quan sát trên bệnh nhân hạ natri máu nhập khoa nội tiết tại Bệnh viện Thống Nhất trong 12 tháng. Hạ natri máu được định nghĩa khi nồng độ natri huyết thanh ghi nhận được lần đầu tiên lúc nhập viện dưới 135 mmol/L. Phân tích đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và các kết cục liên quan.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 410 bệnh nhân hạ natri máu nhập viện với 163 nam và 247 nữ, tuổi trung bình là 67 ± 15 tuổi. Tần suất hạ natri máu là 25,1%. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Phân loại hạ natri máu theo áp lực thẩm thấu ưu trương, đẳng trương và nhược trương lần lượt là 46,8%, 4,2% và 49%. Nhóm bệnh nhân hạ natri máu nặng hơn có tỉ lệ nhập viện từ cấp cứu cao hơn, triệu chứng nôn ói và rối loạn tri giác cao hơn so với nhóm bệnh nhân hạ natri máu nhẹ hơn. Phân loại hạ natri máu nhược trương dựa trên sinh hóa: nhẹ (52,2%), trung bình (15,9%), nặng (11,5%), rất nặng (20,4%). Các nguyên nhân hạ natri máu nhược trương thường gặp là lợi tiểu thiazide, giảm thể tích, SIADH và bệnh nội tiết. Thời gian nằm viện trung vị của hạ natri máu nhược trương là 9 ngày với tỉ lệ tử vong nội viện là 1%. Không có sự khác biệt về kết cục giữa các mức độ hạ natri máu nhược trương.
Kết luận: Hạ natri máu rất thường gặp ở bệnh nhân nhập khoa nội tiết. Cứ bốn bệnh nhân nhập viện sẽ có một bệnh nhân hạ natri máu, trong đó gần một nửa là hạ natri máu thật sự. Không tìm thấy mối liên quan giữa các mức độ hạ natri máu và tử vong nội viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hạ natri máu, nội trú, nội tiết
Tài liệu tham khảo
[2] Schrier RW. Body water homeostasis: clinical disorders of urinary dilution and concentration. J Am Soc Nephrol. 2006;17(7):1820-1832.
[3] Clayton JA, Le Jeune IR, Hall IP. Severe hyponatraemia in medical in-patients: aetiology, assessment and outcome. Q J Med. 2006;99(8):505-
511.
[4] Waikar SS, Mount DB, Curhan GC. Mortality after hospitalization with mild, moderate, and severe hyponatremia. The American journal of medicine. 2009;122(9):857-865.
[5] Zhang X, Li XY. Prevalence of hyponatremia among older inpatients in a general hospital. European geriatric medicine. 2020;11(4):685-692.
[6] Lobo-Rodríguez C, García-Pozo AM, Gadea-Cedenilla C, Moro-Tejedor MN, Pedraz Marcos A, Tejedor-Jorge A. Prevalence of hyponatraemia in patients over the age of 65 who have an in-hospital fall. Nefrologia. 2016;36(3):292-298.
[7] Harianto H, Anpalahan M. In-hospital Falls in Older Patients: The Risk Factors and The Role of Hyponatraemia. Current aging science. 2017;10(2):143-148.
[8] Terzian C, Frye EB, Piotrowski ZH. Admission hyponatremia in the elderly: factors influencing prognosis. Journal of general internal medicine. 1994;9(2):89-91.
[9] Gankam Kengne F, Andres C, Sattar L, Melot C, Decaux G. Mild hyponatremia and risk of fracture in the ambulatory elderly. Q J Med.
2008;101(7):583-588.
[10] Renneboog B, Musch W, Vandemergel X, Manto MU, Decaux G. Mild chronic hyponatremia is associated with falls, unsteadiness, and attention deficits. The American journal of medicine. 2006;119(1):71.e71-78.
[11] Zilberberg MD, Exuzides A, Spalding J, et al. Epidemiology, clinical and economic outcomes of admission hyponatremia among hospitalized patients. Current medical research and opinion. 2008;24(6):1601-1608.
[12] Hoorn EJ, Zietse R. Hyponatremia and mortality: how innocent is the bystander? Clinical journal of the American Society of Nephrology :
CJASN. 2011;6(5):951-953.
[13] Rhee CM, Ayus JC, Kalantar-Zadeh K. Hyponatremia in the Dialysis Population. Kidney Int Rep. 2019;4(6):769-780.
[14] Correia L, Ferreira R, Correia I, et al. Severe hyponatremia in older patients at admission in an internal medicine department. Archives of gerontology and geriatrics. 2014;59(3):642-647.
[15] Miller M, Morley JE, Rubenstein LZ. Hyponatremia in a nursing home population. Journal of the American Geriatrics Society. 1995;43(12):1410-1413.
[16] Gosch M, Joosten-Gstrein B, Heppner HJ, Lechleitner M. Hyponatremia in geriatric inhospital patients: effects on results of a comprehensive geriatric assessment. Gerontology. 2012;58(5):430-440.
[17] DeVita MV, Gardenswartz MH, Konecky A, Zabetakis PM. Incidence and etiology of hyponatremia in an intensive care unit. Clinical nephrology. 1990;34(4):163-166.
[18] Hawkins RC. Age and gender as risk factors for hyponatremia and hypernatremia. Clinica chimica acta; international journal of clinical chemistry. 2003;337(1-2):169-172.
[19] Kutz A, Ebrahimi F, Sailer CO, et al. Seasonality of Hypoosmolar Hyponatremia in Medical Inpatients - Data from a Nationwide Cohort Study. J Clin Endocrinol Metab. 2020;105(4).
[20] Hochman I, Cabili S, Peer G. Hyponatremia in internal medicine ward patients: causes, treatment and prognosis. Israel journal of medical sciences. 1989;25(2):73-76.
[21] Olsson K, Öhlin B, Melander O. Epidemiology and characteristics of hyponatremia in the emergency department. Eur J Intern Med. 2013;24(2):110-116.
[22] Bennani SL, Abouqal R, Zeggwagh AA, et al. [Incidence, causes and prognostic factors of hyponatremia in intensive care]. La Revue de medecine interne. 2003;24(4):224-229.