22. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tác nhân gây bệnh và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại khoa Hô hấp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 04-2022 đến tháng 04-2024.
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Kết quả: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram âm 83,6% (K. pneumoniae 28,4%; A. baumannii 19,4%; P. aeruginosa 17,9% và E. coli 10,4%); S. aureus 16,4%. Tất cả các chủng vi khuẩn gây bệnh kháng cephalosporines và fluoroquinolones từ 60-100%. K. pneumoniae, P. aeruginosa và A. baumannii kháng 45-70% với imipenem và meropenem.
Kết luận: Tác nhân hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện là vi khuẩn gram âm. K. pneumoniae, P. aeruginosa và A. baumannii đề kháng cao với carbapenems.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi bệnh viện, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
[2] America Thoracic Society, I.D.O.A. (2005), Guidelines for the management of adults with hospital- acquired, ventilator -associated, and healthcare-associated pneumonia Am J Respir Crit Care Med; 171: p. 388-416.
[3] Lâm Nguyệt Anh, Phạm Thành Suôl (2020). Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ; số 29, tr 105-09.
[4] Hoàng Doãn Cảnh, và cs (2014), Tình hình kháng kháng sinh của P. aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại viện Pasteur, Tp. HCM. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 61, tr 156-62.
[5] Ngô Thế Hoàng, và cs (2012). Tính kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của số 1, tr 264-70.
[6] Ngô Thế Hoàng, và cs (2015). Sự đề kháng sinh của vi khuẩn gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện Thống Nhất. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 19, Phụ bản của số 5, tr 123-28.
[7] Nguyễn Việt Hùng (2019). Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
[8] Nguyễn Phú Hương Lan, và cs (2012). Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter và Pseudomonas phân lập được từ các bệnh phẩm dịch hút khí quản và cấy máu tại BV Bệnh Nhiệt Đới năm 2010. Thời sự y học, số 68, tr 9-12.
[9] Phạm Hồng Nhung, và cs (2017). Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được tại Khoa Điều trị tích
cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu y học 109 (4), tr 4-8.
[10] Phan Văn Tiếng, Ngô Thế Hoàng, và cs (2013). Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa Bình Dương. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của số 3, tr 275-81.
[11] Phan Thị Phượng Trang, và cs (2017). Đề kháng kháng sinh của Staphylococci và P. aeruginosa được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt TPHCM. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, Tập 14, số 12, tr 101- 6.
[12] Nguyễn Thành Nghiêm, Phạm Thành Suôl (2022). Mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên
bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ; số 51, tr 140-47.
[13] Trần Văn Ngọc, và cs (2017). Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện. Thời sự y học; số 68, tr 64-9.
[14] Dương Thị Thanh Vân, Ngô Văn Truyền (2019). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ; số 22, tr 3-5.