18. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ĐƯỢC MỞ NẮP SỌ GIẢM ÁP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Lê Bá Tùng1, Trần Trung Kiên1, Đỗ Duy Anh1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não được mở nắp sọ giảm áp tại bệnh viện Thống Nhất.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang các BN chấn thương sọ não có chỉ định phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2020 tại BV Thống Nhất.


Kết quả: chúng tôi khảo sát và theo dõi 172 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn và thu được các kết quả như sau: Tại thời điểm xuất viện/chuyển viện, tỉ lệ bệnh nhân có kết cuộc tốt (GOS 4 và 5) là 69,18% và có kết cuộc xấu (GOS 1, 2 và 3) là 30,82%, trong đó có 115 BN (66,86%) có điểm GCS là 14 và 15, 31 BN (18,02%) có điểm GCS là 9 đến 13 điểm. Biến chứng được ghi nhận có ảnh hưởng đến kết cuộc bệnh nhân sau mở nắp sọ giảm áp là xuất huyết lại chiếm 50,58% và một số yếu tố như xuất huyết não thất, sự chèn ép bể đáy có liên quan với sự hình thành máu tụ mới sau phẫu thuật mà có ảnh hưởng kết cuộc của BN


Kết luận: Phẫu thuật MNSGA là phương pháp đã được chứng minh qua thời gian, thường được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để cứu mạng BN sau tai nạn. Để đánh giá đúng đắn về mức độ hiệu quả của phẫu thuật này, cần phải dựa vào các yếu tố như lâm sàng, hình ảnh học và những nguy cơ có thể xảy ra, nhằm chọn lựa thời điểm phẫu thuật thích hợp nhất để đạt kết quả lý tưởng, không chỉ trong phẫu thuật mà còn giúp BN nhanh chóng phục hồi và tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Steyerberg EW, Mushkudiani N, Perel P, et al. Predicting Outcome after Traumatic Brain Injury: Development and International Validation of Prognostic Scores Based on Admission Characteristics. PLOS Med. 2008;5(8):e165. doi:10.1371/journal.pmed.0050165
[2] Aarabi B, Hesdorffer DC, Ahn ES, Aresco C, Scalea TM, Eisenberg HM. Outcome following decompressive craniectomy for malignant
swelling due to severe head injury. J Neurosurg. 2006;104(4):469-479. doi:10.3171/jns.2006.104.4.469
[3] Oertel M, Kelly DF, McArthur D, et al. Progressive hemorrhage after head trauma: predictors and consequences of the evolving injury. J Neurosurg. 2002;96(1):109-116. doi:10.3171/jns.2002.96.1.0109
[4] Nasi D, di Somma L, Gladi M, et al. New or Blossoming Hemorrhagic Contusions After Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury: Analysis of Risk Factors. Front Neurol. 2019;9:1186. doi:10.3389/fneur.2018.01186
[5] Flint AC, Manley GT, Gean AD, Hemphill JC, Rosenthal G. Post-operative expansion of hemorrhagic contusions after unilateral decompressive hemicraniectomy in severe traumatic brain injury. J Neurotrauma. 2008;25(5):503-512. doi:10.1089/neu.2007.0442
[6] Brown FD, Mullan S, Duda EE. Delayed traumatic intracerebral hematomas. Report of three cases. J Neurosurg. 1978;48(6):1019-1022.
doi:10.3171/jns.1978.48.6.1019
[7] Gudeman SK, Kishore PR, Miller JD, Girevendulis AK, Lipper MH, Becker DP. The genesis and significance of delayed traumatic intracerebral hematoma. Neurosurgery. 1979;5(3):309-313.
[8] Chang EF, Meeker M, Holland MC. Acute traumatic intraparenchymal hemorrhage: risk factors for progression in the early post-injury period. Neurosurgery. 2006;58(4):647- 656; discussion 647-656. doi:10.1227/01.NEU.0000197101.68538.E6
[9] Smith JS, Chang EF, Rosenthal G, et al. The role of early follow-up computed tomography imaging in the management of traumatic brain
injury patients with intracranial hemorrhage. J Trauma. 2007;63(1):75-82. doi:10.1097/01.ta.0000245991.42871.87