13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA SUY YẾU VỚI LOÃNG XƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ loãng xương và suy yếu trên bệnh nhân cao tuổi, và mối liên quan giữa suy yếu với loãng xương và thành phần cơ thể ở bệnh nhân cao tuổi.
Đối tượng: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được đo mật độ xương bằng DXA tại cổ xương đùi (CXĐ) và cột sống thắt lưng (CSTL), khối lượng cơ được đo bằng điện trở kháng sinh hoc (BIA). Bệnh nhân được đánh giá suy yếu theo thang điểm hội chứng suy yếu lâm sàng Canada (Clinical Frailty Scale- CFS).
Kết quả: Đối tượng nghiên cứu gồm có 200 bệnh nhân, tuổi trung bình 73,8 ± 8,9 tuổi, 72% nữ và 28% nam. Tỷ lệ loãng xương 55% tại CXĐ và 39,5% tại CSTL. Tỷ lệ suy yếu 27% nam (28,6%), nữ (26,45). Ở bệnh nhân suy yếu có tỷ lệ loãng xương tại cổ xương đùi cao gấp 2,58 lần so với bệnh nhân không bị suy yếu với OR=2,58, P<0,01. Tỷ lệ giảm khối lượng cơ, thiếu cơ và suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân suy yếu cao hơn nhóm không suy yếu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khối lượng mỡ ở hai nhóm suy yếu và không suy yếu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Kết luận: Tỷ lệ loãng xương và suy yếu cao ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú. Trên bệnh nhân suy yếu có tỷ lệ loãng xương tại cổ xương đùi, giảm khối lượng cơ, thiếu cơ và suy dinh dưỡng cao hơn nhóm không suy yếu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, Suy yếu, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
[2] Rolland, Y., et al., Osteoporosis in frail older adults: recommendations for research from the ICFSR task force 2020. The Journal of frailty & aging, 2021. 10: p. 168-175.
[3] Anaraki, S.R., et al., Frailty syndrome in women with osteoporosis, should physicians consider screening? A cross-sectional study. Bone Reports, 2023. 19: p. 101722.
[4] Shafiee, G., et al., Prevalence of sarcopenia in the world: a systematic review and meta-analysis of general population studies. Journal of Diabetes & Metabolic Disorders, 2017. 16(1): p. 21.
[5] Xu, L., et al., Association between body composition and frailty in elderly inpatients. Clinical interventions in aging, 2020: p. 313-320.
[6] Cattaneo, F., et al., Musculoskeletal diseases role in the frailty syndrome: A case–control study. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2022. 19(19): p. 11897.
[7] Liu, X., et al., Perspectives on frailty screening, management and its implementation among acute care providers in Singapore: a qualitative
study. BMC geriatrics, 2022. 22(1): p. 58.
[8] Jyväkorpi, S., et al., Relationship between frailty, nutrition, body composition, quality of life, and gender in institutionalized older people. Aging Clinical and Experimental Research, 2022. 34(6): p. 1357-1363.
[9] Spira, D., et al., Association of low lean mass with frailty and physical performance: a comparison between two operational definitions of sarcopenia—data from the Berlin Aging Study II (BASE-II). Journals of Gerontology Series A: Biomedical Sciences and Medical Sciences, 2015. 70(6): p. 779-784.