12. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ NĂM 2023 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Lê Văn Lâm1, Võ Thị Hoa1, Nguyễn Thị Thanh Trúc1, Nguyễn Thị Yến1, Phùng Ngọc Cẩm Tiên1, Trần Thị Phương Mai1, Phạm Thị Thu Hiền1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và đặc điểm của đối tượng bệnh nhân tại cơ sở y tế là một trong những tiền đề quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú, từ đó giúp Bệnh viện có cái nhìn tổng quan về nhu cầu sử dụng thuốc và định hướng xây dựng danh mục thuốc phù hợp cho năm tiếp theo.


Đối tượng nghiên cứu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu đặc điểm danh mục thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023, phân tích số lượng và chi phí thuốc theo phân loại nhóm thuốc của Thông tư 15/2019/TT-BYT, nguồn gốc xuất xứ của thuốc, phân nhóm tác dụng của thuốc và phân nhóm thuốc theo ABC/VEN.


Kết quả: Trong năm 2023, Bệnh viện Thống Nhất đã chi hơn 214 tỷ VNĐ cho chi phí thuốc trong điều trị ngoại trú, trong đó thuốc tân dược chiếm 95,4% và thuốc y học cổ truyền chiếm 4,53% tổng chi phí. Thuốc biệt dược gốc, thuốc theo tên generic nhóm 1 và nhóm 2 có tỷ lệ chi phí sử dụng nhiều nhất, lần lượt 34,05%, 27,45% và 16,39%. Các thuốc nhập khẩu chiếm 66,18% chi phí điều trị và 36,19% về số lượng sử dụng. Số lượng thuốc sản xuất trong nước chiếm 63,81% nhưng có tỷ lệ chi phí thấp, chỉ 33,82%. Thuốc điều trị nhóm bệnh tim mạch và nhóm thuốc tác động vào hệ thống nội tiết là hai nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng lớn nhất, lần lượt chiếm 35,95% và 17,95% chi phí sử dụng. Theo phân tích ABC/VEN, các thuốc thiết yếu nhóm E được sử dụng nhiều nhất, với tỷ lệ là 79,95% về số lượng và 86,65% về chi phí. Thuốc nhóm A có tỷ lệ sử dụng chiếm 98,90% về số lượng và 79,53% về chi phí. Các thuốc nhóm B và C ít được sử dụng trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện.


Kết luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp Bệnh viện đánh giá được đặc điểm danh mục thuốc, từ đó xây dựng danh mục thuốc cho năm tiếp theo phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu thực tế trong điều trị, đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Quốc Hội (2023), "Luật khám bệnh, chữa bệnh", Số 15/2023/QH15.
[2] Bộ Y tế (2019), "Quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập", Thông tư 15/2019/TT-BYT.
[3] Bộ Y tế (2022), "Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế", Số 20/2022/TT-BYT.
[4] Nguyễn Văn Bình và các cộng sự. (2023), "Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân Y 354 năm 2020". 48, tr. 296-313.
[5] Hoàng Thị Minh Hiền và cộng sư, (2012), "Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện hữu nghị- thực trạng và một số giải pháp’’, Luận án tiến sĩ.
[6] Đặng Thị Kiều Nga và các cộng sự. (2024), "Phân tích chi phí điều trị của người bệnh với đa bệnh đồng mắc mạn tính điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Thống Nhất". 537(1B).
[7] Võ Thế Anh Tài và cộng sự, (2022), “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2020-2021”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Tập 5, Số 3.
[8] Hoàng Thy Nhạc Vũ và các cộng sự. (2022), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021". 516(2).
[9] Abdoli, Samereh và các cộng sự. (2017), "The Complexities of “Struggling to Live Life” The Experiences of Young Adults With T1DM Living in Appalachia". 43(2), tr. 206-215.
[10] Anand, T và các cộng sự. (2013), "ABC-VED analysis of a drug store in the department of community medicine of a medical college in Delhi". 75(1), tr. 113.
[11] That Thanh Ton và các cộng sự. (2020), "Trends in prediabetes and diabetes prevalence and associated risk factors in Vietnamese adults". 42.