11. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng viêm phổi bệnh viện và phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị VPBV tại Bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ 01/08/2023 đến 31/08/2023. Sàng lọc hồ sơ bệnh án có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV, là những bệnh nhân được bác sĩ ghi chẩn đoán VPBV hoặc chẩn đoán viêm phổi sau ít nhất 48 giờ nhập viện (thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán theo hướng dẫn của Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ/Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (IDSA/ ATS) năm 2016 về quản lý VPBV và viêm phổi thở máy). So sánh các chỉ số về thời gian điều trị, chi phí sử dụng thuốc, chi phí sử dụng kháng sinh giữa nhóm bệnh nhân có hoặc không có VPBV. Tiến hành phân tích vấn đề vi sinh, sử dụng kháng sinh và liều dùng một ngày/100 ngày điều trị của những bệnh nhân có VPBV.
Kết quả: Kết quả đánh giá 2855 hồ sơ bệnh án ghi nhận có 208 trường hợp VPBV chiếm 7,29%. Đối tượng VPBV có độ tuổi trung bình cao 72,65 tuổi, tỷ lệ giới tính nam là 55,77%. Bệnh nhân mắc VPBV có thời gian điều trị kéo dài thêm khoảng 7,35 ngày, tăng chi phí điều trị thêm gấp 2,7 lần, chi phí thuốc tăng gấp 10 lần và chi phí kháng sinh tăng gấp 25 lần so với bệnh nhân không mắc VPBV. Tỷ lệ tử vong/bệnh nặng xin về ở nhóm VPBV cao gấp 22 so với bệnh nhân không mắc VPBV. Tác nhân gây bệnh chủ yếu của VPBV là vi khuần Gram (-) chiếm 71,25%, trong đó Klebsiella pneumonia 22,82%, Escherichia coli 16,78%, Pseudomonas aeruginosa 11,41%, Acinetobacteria baumannii 9,4%. Vi khuẩn gram (+) chiếm tỷ lệ 18,79% trong đó họ Staphylococcus chiếm tỷ lệ cao nhất 16,78%. Nấm cũng là tác nhân gây bệnh được ghi nhận với tỷ lệ 10,06%. Kháng sinh điều trị chủ yếu là kháng sinh ưu tiên quản lý nhóm 1 với tỷ lệ 50,33% tổng liều dùng một ngày/100 ngày điều trị và chiếm 80,88% chi phí kháng sinh điều trị.
Kết luận: VPBV là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, bệnh nhân mắc VPBV có thời gian nằm viện kéo dài làm tăng chi phí điều trị, giảm hiệu quả điều trị và chăm sóc y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi bệnh viện (VPBV), kháng sinh
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Việt Hùng (2019), “Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội
[3] Nguyễn Thành Nghiêm, Phạm Thành Suôl (2022), “Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Y học Cần Thơ, số 51/2022
[4] American Thoracic Society and Infectious Diseases Society of America, (2005). “Guidelines for the management of adults with hospital-acquired, ventilator-associated, and healthcare-associated pneumonia”. American journal of respiratory and critical care medicine, 171(4), p.388
[5] Carl Suetens, et al (2018), “Prevalence of healthcare-associated infections, estimated incidence and composite antimicrobial resistance index in acute care hospitals and long-term care facilities: results from two European point prevalence surveys, 2016 to 2017’’, Article submitted on 20 Sep 2018.
[6] Centers for Disease Control and Prevention (1995). “Pneumonia and influenza death rates-- United States”, 1979-1994. MMWR. Morbidity
and mortality weekly report, 44(28), pp.535-537.
[7] 11 Dietrich, E.S., Demmler, M., Schulgen, G., Fekec, K., Mast, O., Pelz, K. and Daschner, F.D., (2002). “Nosocomial pneumonia: a cost-of-illness analysis”. Infection, 30, pp.61-67.
[8] Falcone, M., Russo, A., Silverj, F.G., Marzorati, D., Bagarolo, R., Monti, M., Velleca, R., D'Angelo, R., Frustaglia, A., Zuccarelli, G.C. and Prina, R., (2018). “Predictors of mortality in nursing-home residents with pneumonia: a multicentre study”. Clinical microbiology and infection, 24(1), pp.72-77.
[9] Houston MS, Silverstein MD, Suman VJ (1997). “Risk factors for 30-day mortalityin elderly patients with lower respiratory tract infection”. Arch Intern Med 1997; 157:2190–5.
[10] Kalil, A.C., Metersky, M.L., Klompas, M., Muscedere, J., Sweeney, D.A., Palmer, L.B., Napolitano, L.M., O'Grady, N.P., Bartlett, J.G., Carratalà, J. and El Solh, A.A., (2016). “Management of adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia: 2016 clinical
practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society”. Clinical infectious diseases, 63(5), pp.
e61-e111.
[11] Kollef MH, Hamilton CW, Ernst FR (2012), “Economic impact of ventilator-associated pneumonia in a large matched cohort”. Infect Control Hosp Epidemiol 2012; 33:250.