6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA AFATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA CÓ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) có hiệu quả cao với điều trị bằng EGFR TKIs (Tyrosine Kinase Inhibitor) cả về sống thêm không bệnh tiến triển (PFS) và tỉ lệ kiểm soát bệnh (DCR) so với hóa trị chuẩn.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ đáp ứng của afatinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn tiến xa (giai đoạn IIIC, IV) có đột biến EGFR và các tác dụng không mong muốn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca với 16 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR được điều trị bước một bằng afatinib tại Bệnh viện Thống Nhất từ 01/01/2018 đến 31/07/2022.
Kết quả: Tuổi trung bình là 66 tuổi (66,06 ± 12,81), cao nhất là 88 tuổi và thấp nhất là 45 tuổi. Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam lần lượt là 75% và 25%. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn (CR) là 12,5%, đáp ứng một phần (PR) là 50%, bệnh ổn định (SD) là 31,3%, bệnh tiến triển (PD) là 6,3%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh (DCR) là 93,7%, thời gian không bệnh tiến triển (PFS) trung bình là 23 tháng và thời gian sống còn toàn bộ (OS) trung bình là 38 tháng. Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm phát ban (100%), tiêu chảy (93,8%), viêm quanh móng (87,5%), viêm miệng (87,5%). Không gặp tác dụng không mong muốn độ 3 hoặc 4.
Kết luận: Afatinib cho tỷ lệ đáp ứng cao ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR nhạy TKIs. Tác dụng không mong muốn có thể kiểm soát được.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, đột biến gen EGFR, afatinib
Tài liệu tham khảo
[2] Rivera MP, Mehta AC, Wahidi MM. Establishing the diagnosis of lung cancer: Diagnosis and management of lung cancer, 3rd ed: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines. Chest. 2013 May. 143 (5 Suppl): e142S-e165S.).
[3] Mok TS, Wu Y-L, Thongprasert S, et al. Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Engl J Med. 2009; 361: 947- 957.
[4] Rosell R, Carcereny E, Gervais R, et al. Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small- cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2012;13: 239-246.
[5] Wu YL, Cheng Y, Zhou X, et al Dacomitinib versus gefitinib as first-line treatment for patients with EGFR-mutation- positive non-small-cell lung cancer (ARCHER 1050): a randomised, open-label, phase 3 trial. Lancet Oncol. 2017; 18:1454-1466.
[6] Wu YL, Zhou C, Hu CP, et al. Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUXLung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2014; 15: 213-222.
[7] Sequist LV, Yang JC, Yamamoto N, et al. Phase III study of afatinib or cisplatin plus pemetrexed in patients with metastatic lung adenocarcinoma with EGFR mutations. J Clin Oncol. 2013; 31: 3327-3334.
[8] Park K, Tan EH, O’Byrne K, et al. Afatinib versus gefitinib as first -line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, openlabel, randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2016; 17: 577-589.
[9] Yang JC, Wu YL, Schuler M, et al. Afatinib versus cisplatin-based chemotherapy for EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma (LUXLung 3 and LUX-Lung 6): analysis of overall survival data from two randomised, phase 3 trials. Lancet Oncol. 2015; 16: 141-151.
[10] Watanabe S, Minegishi Y, Yoshizawa H, et al. Effectiveness of gefitinib against non- small-cell lung cancer with the uncommon EGFR mutations G719X and L861Q. J Thorac Oncol. 2014; 9: 189-194.
[11] Yang J et al. J Clin Oncol 33, 2015 (suppl; abstr 8073); Schuler M et al., ELCC 2016, #138PD; Hirsh V JCO 34, 2016 (suppl; abstr 9046).
[12] Keunchil Park, Darren Wan-Teck Lim, and James Chih-Hsin Yang J Clin Oncol 36, 2018. First-line afatinib for the treatment of EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer in the ‘real-world’ clinical setting. Abstract nr e21060.
[13] Halmos et all with Impact of afatinib dose modification on safety and effectiveness in patients with EGFR mutation-positive advanced NSCLC: Results from a global real-world study (RealGiDo), Lung Cancer 2019.