9. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP METRONIDAZOLE-IVERMECTINE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DO DEMODEX SPP

Nguyễn Ngọc Vinh1, Đỗ Trung Dũng2, Huỳnh Hồng Quang1, Nguyễn Thị Thanh Quyên1, Nguyễn Đức Chính1
1 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực phác đồ kết hợp metronidazole với ivermectine (MTZ+IVM) trong điều trị viêm da do Demodex spp.


Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên, không đối chứng, đánh giá hiệu lực phác đồ MTZ+IVM trong điều trị viêm da do Demodex spp.


Kết quả:Tổng số 80 bệnh nhân viêm da do Demodex spp. được đưa vào đánh giá hiệu lực thuốc kết hợp MTZ+IVM cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng ngứa, châm chích, kiến bò và tổn thương đỏ da, dát đỏ, vảy da sau điều trị 1 và 2 tháng. Mật độ Demodex spp. giảm từ (8,8 ± 4,5) xuống còn (1,5 ± 1,1) và (0,6 ± 0,2) con/vi trường sau 1 và 2 tháng (p < 0,05). Mức độ đáp ứng tốt, trung bình và kém sau điều trị 1 và 2 tháng lần lượt 80,3% và 88,7%; 13,2% và 5,6%; 3,9% và 1,4%. Tỷ lệ không đáp ứng hoặc thất bại điều trị thời điểm sau 1 và 2 tháng lần lượt 2,6% và 4,3%. Một số tác dụng không mong muốn trong 10 ngày đầu gồm ngứa, rát tại thương tổn 2 ca (2,5%), mệt mỏi 6 ca (7,5%), hoa mắt, chóng mặt 2 ca (2,5%), đau bụng 3 ca (3,8%) và buồn nôn 3 ca (3,8%).


Kết luận: Phác đồ phối hợp MTZ + IVM đã cải thiện có ý nghĩa viêm da Demodex spp. lần lượt từ 80,3% và 88,7% sau 1 tháng và 2 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[8] Nguyễn Thị Thanh Quyên, Nguyễn Ngọc Vinh, Huỳnh Hồng Quang (2023). Đánh giá hiệu lực phác đồ phối hợp metronidazol và ivermectin trong điều trị viêm da do ký sinh trùng Demodex spp. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và
các bệnh ký sinh trùng, Vol. 125, Số 5, tr.30-40, 2023.
[9] Trần Cẩm Vân (2023). So sánh kết quả điều trị viêm da do Demodex bằng uống ivermectin kết hợp bôi metronidazol 1% với liệu pháp uống và bôi metronidazol kết hợp. Y học cộng đồng, Số Chuyên đề ký sinh trùng, Số 76, tr. 198-203.
[10] Avila MY, Martinez-Pulgarin DF, Rizo Madrid C et al., (2021). Topical ivermectin- metronidazole gel therapy in the treatment of blepharitiscaused by Demodex: A randomized clinical trial. Cont Lens Anterior Eye;44(3):101326.
[11] Gonzalez P, Gonzalez FA, Ueno K et al., (2012). Ivermectin in human medicine: An overview of the current status of its clinical applications.Curr Pharm Biotechnol, 13(6): 1103-9.
[12] Jiahua Li, Erdong Wei, Amin Reisinger, Markus Reinholz (2023). Comparison of different anti-Demodex strategies: A systematic review and meta-analysis. Dermatology, 239(1):12-31.
[13] KashifSiddiqui, LindaSteinGold, JapinderGill (2016). The efficacy, safety, and tolerability of ivermectin compared with current topical treatments for the inflammatory lesions of rosacea: A network meta-analysis. Springer Plus (2016); 5:1151
[14] NS Lam, X Long , RC Griffin, JCG Doery, F Lu (2019). Human demodicidosis and the current treatment options. Hong Kong J. Dermatol. Venereol. (26):10-17
[15] McClellan KJ, Noble Set al.,(2000). Topical metronidazole: A review of its use in rosacea. Am J Clin Dermatol,1(3):191-9.
[16] Salem DA, El-Shazly A, Nabih N, El-Bayoumy Yet al., (2013). Evaluation of the efficacy of oral ivermectin in comparison with ivermectin-metronidazole combined therapy in the treatment of ocular and skin lesions of Demodex folliculorum. Int J Infect Dis, 17(5):343-347.
[17] Taieb A, Ortonne JP et al., (2015). Superiority of ivermectin 1% cream over metronidazole 0.75% cream in treating inflammatory lesions of rosacea: A randomized, investigator-blinded trial.Br J Dermatol, 172(4):1103-10.