6. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT PLASMODIUM SPP.. TRÊN MUỖI BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TẠI TÂY NGUYÊN

Nguyễn Thị Minh Trinh1, Lê Ái Quốc1, Lê Thị Hạnh Diệu2, Nguyễn Thị Liên Hạnh2, Nguyễn Xuân Quang2, Nguyễn Hồng Sang2, Đỗ Văn Nguyên2, Nguyễn Thu Hương3, Nguyễn Xuân Xã4, Huỳnh Hồng Quang2
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
3 Trường Đại học Y tế Công cộng
4 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định thành phần loài và tỷ lệ nhiễm KSTSR trong cơ thể muỗi bằng kỹ thuật sinh học phân tử tại bốn tỉnh Tây Nguyên.


Phương pháp: Muỗi được định loại bằng hình thái theo Bảng định loại của Viện Sốt rét-KST-CTTW (2008), được xác định loài bằng kỹ thuật PCR và xác định KSTSR trong cơ thể muỗi bằng kỹ thuật ddPCR dựa trên vùng gen 18S rRNA.


Kết quả: Số loài Anopheles thu thập tại Kon Tum là 13 loài, bao gồm 2 vector sốt rét chính  là An. dirus An. minimus và hai vector phụ ở vùng đồi núi là An. aconitus An. maculatus. Tỷ lệ này ở Gia Lai là 14 loài Anopheles, một vector chính là An. minimus và hai vector phụ; tại Đak Lak là 13 loài, gồm một vector chính là An. dirus và hai vector phụ; tại Đak Nông là 12 loài Anopheles, gồm 2 vector chính là và hai vector phụ. Các vector chính được thu thập bằng các phương pháp: soi gia súc, bẫy màn, bẫy đèn trong nhà và bẫy đèn gia súc. 6/694 mẫu muỗi An. minimusAn. dirus tại 4 tỉnh có mặt KSTSR Plasmodium spp., chiếm tỷ lệ là 0,86%. Tại Kon Tum, 3/196 mẫu có nhiễm KSTSR (2,8%). Tại Gia Lai, 3/190 mẫu có nhiễm KSTSR (1,58%). Tất cả các mẫu muỗi có nhiễm KSTSR đều là muỗi An. minimus.


Kết luận: Xác định sự có mặt của các vector sốt rét chính (An. dirusAn. minimus) và phụ (An. aconitus An. maculatus) tại bốn tỉnh Tây Nguyên. Kỹ thuật ddPCR đã phát hiện KSTSR Plasmodium spp. trong một tỷ lệ nhỏ các mẫu muỗi, chủ yếu là ở loài An. minimus. Cần tiếp tục giám sát và kiểm soát các vector chính để giảm thiểu nguy cơ lây truyền sốt rét tại khu vực này, đặc biệt là trong bối cảnh các loài muỗi ngày càng thích nghi và thay đổi hành vi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế (2011). Cẩm nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt rét. Nhà xuất bản Y học.
[2] Phuc H., Ball A., Son L., et al., (2003). Multiplex PCR assay for malaria vector Anopheles minimus and four related species in the Myzomyia series from Southeast Asia. Medical Veterinary Entomology, 17 (4):423-428.
[3] Ngô Thị Hương, Trương Văn Có, Trần Thị Dung (2004). Nghiên cứu xác định nhóm loài Anopheles minimus và Anopheles dirus ở miền TrungTây nguyên bằng kỹ thuật PCR. Tạp chí Y học Thực hành, (477), tr. 160-164.
[4] Nguyễn Xuân Quang và cs (2019). Véc tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên giai đoạn 2010-2019. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 2 (113), tr. 42-48.