35. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHONG BẾ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT PHỔI CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ

Nguyễn Văn Thắng1,2, Ngô Gia Khánh2, Nguyễn Toàn Thắng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau và các ảnh hưởng không mong muốn của phương pháp phong bế mặt phẳng cơ dựng sống trong phẫu thuật cắt phổi có nội soi hỗ trợ.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 30 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt phổi có nội soi hỗ trợ, được giảm đau bằng phương pháp phong bế mặt phẳng cơ dựng sống một bên có luồn catheter tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2024. Khi VAS trên 4 điểm, bổ sung thêm Ketorolac và chuẩn độ Morphin. Chỉ số đánh giá chính là điểm đau VAS (từ 0-10) khi nằm nghỉ và khi cử động. Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận.


Kết quả: Điểm VAS trung bình khi nằm nghỉ và khi cử động tại hầu hết các thời điểm đánh giá trong 72 giờ sau mổ đều dưới 4 (tương ứng là: 2,03 ± 0,63 điểm và 2,76 ± 0,58 điểm ở giờ thứ 24; 1,97 ± 0,63 điểm và 2,52 ± 0,51 điểm ở giờ thứ 48). Có 10 bệnh nhân (33,33%) cần bổ sung Ketorolac và 8 bệnh nhân (26,67%) cần chuẩn độ Morphin (trung bình là 541,67 ± 144,34 mcg). Trong nghiên cứu không gặp các biến chứng nặng liên quan đến phương pháp phong bế mặt phẳng cơ dựng sống.


Kết luận: Phong bế mặt phẳng cơ dựng sống mang lại hiệu quả giảm đau tốt sau phẫu thuật cắt phổi có nội soi hỗ trợ và chưa ghi nhận các biến chứng nặng liên quan đến kỹ thuật này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Chitnis SS, Tang R, Mariano ER, The role of regional analgesia in personalized postoperative pain management, Korean J Anesthesiol, 2020, 73(5), p. 363-371.
[2] De Cassai A et al, Erector spinae plane block: a systematic qualitative review, Minerva Anestesiol, 2019, 85(3), p. 308-319.
[3] Huang J, Liu JC, Ultrasound-guided erector spinae plane block for postoperative analgesia: a meta-analysis of randomized controlled trials, BMC Anesthesiol, 2020, 20(1), p. 83.
[4] Viderman D, Aubakirova M, Abdildin YG, Erector Spinae Plane Block in Abdominal Surgery: A Meta-Analysis, Front Med (Lausanne), 2022, 9,
p. 812531.
[5] Krishna SN et al, Bilateral Erector Spinae Plane Block for Acute Post-Surgical Pain in Adult Cardiac Surgical Patients: A Randomized Controlled Trial, J Cardiothorac Vasc Anesth, 2019, 33(2), p. 368-375.
[6] Cui Y et a., The Effect of Single-Shot Erector Spinae Plane Block (ESPB) on Opioid Consumption for Various Surgeries: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials, J Pain Res, 2022, 15, p. 683-699.
[7] Trần Công Quyền, Hiệu quả điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2018,
22(2), p. 226-231.
[8] Abu Elyazed MM et al, Ultrasound-Guided Erector Spinae Plane Block in Patients Undergoing Open Epigastric Hernia Repair: A Prospective Randomized Controlled Study, Anesth Analg, 2019, 129(1), p. 235-240.
[9] Hamed MA et al, Erector spinae plane block for postoperative analgesia in patients undergoing total abdominal hysterectomy: a randomized controlled study original study, J Pain Res, 2019, 12, p. 1393-1398.
[10] Fu J, Zhang G, Qiu Y, Erector spinae plane block for postoperative pain and recovery in hepatectomy: A randomized controlled trial, Medicine (Baltimore), 2020, 99(41), p. e22251.
[11] Ngô Mạnh Dinh, Đánh giá hiệu quả giảm đau trong cà sau phẫu thuật ghép thận của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới hướng dẫn của siêu âm, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2015.
[12] Tsui BCH et al, The erector spinae plane (ESP) block: A pooled review of 242 cases, J Clin Anesth, 2019, 53, p. 29-34.