33. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY MÊ VÀ CHẤT LƯỢNG HỒI TỈNH CỦA DESFLURANE TRONG PHẪU THUẬT U NÃO

Trịnh Thị Yến1, Trịnh Văn Đồng2
1 Bệnh viện K Tân Triều
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả trong gây mê và chất lượng hồi tỉnh của Desflurane so với Sevofurane trong phẫu thuật u não.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng, được tiến hành trên 60 bệnh nhân ASA I-II, Glasgow 15 điểm được chỉ định phẫu thuật u não. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm Desflurane (n = 30) được duy trì mê bằng Desflurane nồng độ 6-7%, nhóm Sevoflurane (n = 30) được duy trì mê bằng Sevofurane nồng độ 1,5-2% để duy trì BIS 40-60. Đo thời gian từ lúc ngừng thuốc mê đến khi tự thở, gọi mở mắt và rút ống nội khí quản. Đánh giá sự thay đổi về huyết động, đau, nôn, buồn nôn sau mổ.


Kết quả: Thời gian hồi tỉnh của nhóm Desflurane nhanh hơn nhóm Sevoflurane: thời gian tự thở của nhóm Desflurane là 6,2 ± 2,0 phút so với 7,5 ± 1,5 phút của nhóm Sevoflurane, thời gian gọi mở mắt của nhóm Desflurane là 7,8 ± 1,9 phút so với 10,2 ± 2,1 phút của nhóm Sevoflurane, thời gian rút nội khí quản của nhóm Desflurane là 9,1 ± 2,1 phút so với 13,3 ± 2,5 phút của nhóm Sevoflurane. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ đau, nôn, buồn nôn, rét run hoặc biến cố về huyết động giữa hai nhóm.


Kết luận: Bệnh nhân được duy trì mê bằng Desflurane có thời gian rút nội khí quản nhanh hơn so với Sevofurane nhưng không có sự khác biệt về huyết động cũng như biến cố hồi tỉnh giữa hai nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngọc Anh, Gây mê cho phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2017.
[2] Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002.
[3] Messerer M, Daniel RT, Oddo M, Neuromonitoring after major neurosurgical procedures, Minerva Anestesiol, 2012, 78(7), 810-822.
[4] Bruder NJ, Awakening management after neurosurgery for intracranial tumors, Curr Opin Anesthesiol, 2002, 15: 477-82, PMID: 17019241.
[5] Jakobsson J, Desflurane: a clinical update of a third-generation inhaled anaesthetic, Acta Anaesthesiol Scand, 2012, Apr, 56(4): 420-32.
[6] Magni G, Rosa IL, Melillo G, Savio A, Rosa G, A comparison between Sevofurane and Desflurane anesthesia in patients undergoing craniotomy for supratentorial intracranial surgery, Anesth Analg, 2009, 109(2): 567-71, PMID: 19608833.
[7] Erhan Gökçek et al, Early postoperative recovery after intracranial surgical procedures, Comparison of the effects of Sevofurane and Desflurane On-line version ISSN, 2016, 1678-2674.
[8] Phí Thị Hoa, Cao Thị Anh Đào, So sánh kết quả gây mê có sử dụng Sevoflurane hoặc Desflurane trong phẫu thuật hàm mặt, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.