30. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÁY VỖ RUNG LỒNG NGỰC TẦN SỐ CAO TRÊN BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC 1, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Tuyết Nhung1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của máy vỗ rung lồng ngực tần số cao HFCWO trên bệnh nhân thở máy.


Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh 2 nhóm bệnh nhân thở
máy: nhóm 1 được vỗ rung lồng ngực bằng máy HFCWO, nhóm 2 được vỗ rung bởi điều dưỡng.


Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình 45,09 ± 18,3; BMI 21,98 ± 1,93 kg/m2; lý do nhập viện chủ yếu do tai nạn giao thông (50%); bệnh lý hàng đầu khiến bệnh nhân phải thở máy là các tổn thương thần kinh trung ương (42%).


Trong quá trình vỗ rung bằng máy, nhóm 1 có tần số thở tăng, SpO2 giảm nhẹ so với trước vỗ rung. Sau khi hút đờm, tần số thở và SpO2 không khác biệt so với trước can thiệp. Huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân nhóm 1 không có sự thay đổi giữa trước với trong và sau khi sử dụng máy. So với nhóm 2, nhóm 1 có số lần hút đờm trong 24 giờ đầu sau can thiệp nhiều hơn, thời gian thở máy và thời gian nằm ICU ngắn hơn, tần số thở và chỉ số thở nhanh nông ngắn hơn có ý nghĩa thống kê. Quá trình sử dụng máy, chỉ có 4% bệnh nhân vã mồ hôi, không có biến chứng.


Kết luận: Máy vỗ rung HFCWO mang lại hiệu quả trong việc loại trừ chất tiết đường thở, cải thiện triệu chứng hô hấp, bệnh nhân ít bị thay đổi huyết động và hô hấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Kathy Stiller, Physiotherapy in intensive care: an updated systematic review, Chest, 2013, 144(3): 825-847.
[2] Castro AA, Calil SR, Freitas SA, Oliveira AB, Porto EF, Chest physiotherapy effectiveness to reduce hospitalization and mechanical ventilation length of stay, pulmonary infection rate and mortality in ICU patients, Respir Med, 2013, 107(1): 68-74.
[3] Ming-Lung Chuang, Yi-Ling Chou et al, Instantaneous responses to high-frequency chest wall oscillation in patients with acute pneumonic respiratory failure receiving mechanical ventilation: a randomized controlled study, Medicine (Baltimore), 2017, 96(9): e5912.
[4] Bott J, Blumenthal S, Buxton M et al, Guidelines for the physiotherapy management of the adult, medical, spontaneously breathing patient, Thorax, 2009, 64(suppl 1): i1-51.
[5] Yu-Ping Lin, Heng-Hsin Tung, Tsae-Jyy Wang, Comparative Study of High Frequency Chest Wall Oscillation and Traditional Chest Physical
Therapy in Intensive Care Unit Patients, J Comp Nurs Res Care, 2017, 2: 115.
[6] Wei-Chang Huang, Pi-Chu Wu et al, High-frequency chest wall oscillation in prolonged mechanical ventilation patients: a randomized controlled trial, The Clinical Respiratory Journal, 2016, 10(3):272-81.