27. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG LIÊN TỤC DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM SAU PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC

Ngô Văn Chấn1, Phạm Thị Ánh Ly1
1 Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật ngực có thể đưa đến bất động, thở không hiệu quả và gây ứ đọng các chất đờm dãi, dẫn đến tình trạng xẹp phổi, viêm phổi và huyết khối. Do đó, giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực rất quan trọng, đem lại sự thoải mái cho bệnh nhân, giảm các biến chứng về phổi và tim mạch sau phẫu thuật.


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống liên tục dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu thuật lồng ngực và khảo sát sự thay đổi huyết động, hô hấp, tai biến, tác dụng không mong muốn sau gây tê.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. 100 bệnh nhân phẫu thuật chương trình tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, ASA I-III, được phẫu thuật lồng ngực. bệnh nhân gây tê mặt phẳng cơ dựng sống với liều bolus 30 ml Levobupivacain 0,25%, tiếp theo truyền Levobupivacain 0,125% (10-15 ml/giờ) trong và sau phẫu thuật 48 giờ.


Kết quả: VAS tĩnh tại thời điểm 1 giờ sau phẫu thuật là 1,75 ± 0,61; sau 24 giờ là 1,53 ± 0,55; sau 48 giờ là 1,37 ± 0,53. Điểm VAS động tại thời điểm 1 giờ sau phẫu thuật là 3,56 ± 0,89; sau 24 giờ là 2,00 ± 0,71; sau 48 giờ là 1,96 ± 0,67. Chất lượng hồi tỉnh sau 24 giờ là 129 điểm (101-146,5 điểm) và sau 48 giờ là 138 điểm (117-149 điểm) đều lớn hơn 121 điểm (chất lượng hồi tỉnh tốt). 1 trường hợp (1%) chạm mạch máu, 4 trường hợp (4%) buồn nôn hoặc nôn.


Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống liên tục dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu thuật lồng ngực: giảm đau hiệu quả, an toàn, tỷ lệ thành công cao, ít tai biến và biến chứng, đem lại chất lượng hồi tỉnh tốt cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lưu Quang Thùy, Nguyễn Trần Hoàng, Đánh giá phong bế cảm giác sau gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ngang mức T7, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, tập 525, số 2.
[2] Aneurin Moorthy, Aisling N, Eochagain et al, Postoperative recovery with continuous erector spinae plane block or video-assisted paravertebral block after minimally invasive thoracic surgery: a prospective, randomised controlled trial, British Journal of Anaesthesia, 2023, 130 (1): e137-e147.
[3] Bayman EO, A prospective study of chronic pain after thoracic surgery, Anesthesiology, 2017, 126(5), pp. 938-951.
[4] Feray S, Lubach J, Joshi GP et al, PROSPECT guidelines for video-assisted thoracoscopic surgery: a systematic review and procedure-specific postoperative pain management recommendations, Anaesthesia, 2022, 77: 311e25.
[5] Kleif J, Gogenur I, Severity classification of the quality of recovery-15 scoredan observational study, J Surg Res, 2018, 225.
[6] Marco Cavaleri at al, Continuous Erector Spinae Plane Block as Postoperative Analgesic Technique for RoboticAssisted Thoracic Surgery: A Case Series, J Pain Res, 2021.
[7] Özcan Pişkin at al, Effects of continuous erector spinae plane block on postoperative pain in video-assisted thoracoscopic surgery: a randomized controlled study, Gen Thorac Cardiovasc Surg, 2022 Jan, 70(1): 64-71.