25. HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG HẠ THÂN NHIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP SƯỞI ẤM CHỦ ĐỘNG TRONG PHẪU THUẬT MỞ VÙNG BỤNG

Nguyễn Thị Thúy1, Nguyễn Thanh Huyền1, Bùi Thị Khuyên1, Dương Thị Huyền1, Nguyễn Thị Minh Hường1, Nguyễn Thị Khánh Ngọc1, Đặng Thị Phương1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng hạ thân nhiệt của phương pháp sưởi ấm chủ động trên bệnh nhân phẫu thuật mở vùng bụng trên 120 phút dưới gây mê nội khí quản.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân phẫu thuật tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được gây mê nội khí quản, phẫu thuật mở bụng trên 120 phút, từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2024. Tất cả bệnh nhân được sưởi ấm bằng máy thổi hơi ấm, sử dụng máy ủ ấm dịch truyền và theo dõi thân nhiệt tại các thời điểm nghiên cứu.


Kết quả: Tỷ lệ hạ thân nhiệt (< 36℃) trong quá trình gây mê phẫu thuật là 34%, trong đó đa số (94,1%) hạ thân nhiệt mức độ nhẹ; 82,4% xuất hiện hạ thân nhiệt trong vòng 1 giờ sau khởi mê. Thời gian hồi phục thân nhiệt về bình thường ở phòng hồi tỉnh là 35,5 ± 9,4 phút với tốc độ hồi phục thân nhiệt là 0,31°C mỗi 30 phút.


Kết luận: Tỷ lệ hạ thân nhiệt chu phẫu ở bệnh nhân được gây mê nội khí quản phẫu thuật bụng kéo dài trên 120 phút, có sử dụng phương tiện sưởi ấm chủ động là 34%; 94,1% hạ thân nhiệt mức độ nhẹ. Thời gian hồi phục thân nhiệt về bình thường ở phòng hồi tỉnh là 35,5 ± 9,4 phút sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sessler DI, Perioperative thermoregulation and heat balance, Lancet, 2016, 387, 2655-64.
[2] Guidance NICE, Hypothermia: prevention and management in adults having surgery, 2016.
[3] Nguyễn Đức Nam, Phan Tôn Ngọc Vũ, Vai trò của các phương tiện sưởi ấm chủ động để phòng ngừa hạ thân nhiệt trong phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2020, 24(3): 150-156.
[4] Leung KK, Lai A, Wu A, A randomised controlled trial of the electric heating pad vs forcedair warming for preventing hypothermia during laparotomy, Anaesthesia, 2007, 62(6): 605-608.
[5] Kurz A, Sessler DI, Lenhardt R, Perioperative normothermia to reduce the incidence of surgical-wound infection and shorten hospitalization, Study of Wound Infection and Temperature Group, N Engl J Med, 1996, 334(19): 1209-15.
[6] Kao Nguyễn Mai Linh, Khảo sát hạ thân nhiệt trên bệnh nhân gây mê - phẫu thuật nội soi vùng bụng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
[7] Just B, Trévien V, Delva E, Lienhart A, Prevention of intraoperative hypothermia by preoperative skin-surface warming, Anesthesiology, 1993, 79(2): 214-218.
[8] Yoo, Jae Hwa et al, Efficacy of active forced air warming during induction of anesthesia to prevent inadvertent perioperative hypothermia in intraoperative warming patients: comparison with passive warming, a randomized controlled trial, Medicine, 2021, 100 (12): e25235.
[9] Torossian A, Bräuer A, Höcker J et al, Preventing inadvertent perioperative hypothermia, Dtsch Arztebl Int, 2015, 6, 112(10): 166-72.
[10] Kim EJ, Yoon H, Preoperative factors affecting the intra operative core body temperature in abdominal surgery under general anesthesia, An observational cohort, Clin Nurse Spec, 2014, 28: 268-76.
[11] Yi J, Liang H, Song R, Xia H, Huang Y, Maintaining intra operative normothermia reduces blood loss in patients undergoing major operations: A pilot randomized controlled clinical trial, BMC Anesthesiol, 2018, 18: 126.