20. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ THẦN KINH NGỒI Ở VỊ TRÍ KHOEO KẾT HỢP GÂY TÊ ỐNG CƠ KHÉP TRONG GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI GỐI

Nguyễn Thị Lan Phương1, Trần Xuân Thịnh1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật vùng dưới gối có mức độ đau nặng đến rất nặng sau phẫu thuật. Có nhiều phương pháp giảm đau cho nhóm phẫu thuật này, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Gây tê thần kinh ngồi ở vị trí khoeo kết hợp gây tê ống cơ khép cho thấy hiệu quả giảm đau tốt, giảm sử dụng Opioid sau phẫu thuật, đem lại cảm giác hài lòng cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng điều trị sau phẫu thuật. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật, mức độ tiêu thụ Morphin và mức độ hài lòng của bệnh nhân.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 44 bệnh nhân phẫu thuật cẳng chân, bàn chân tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. Các bệnh nhân được gây tê thần kinh ngồi ở vị trí khoeo kết hợp gây tê thần kinh hiển trong ống cơ kép với Levobupivacain 0,25%, đánh giá đau theo thang điểm đau nhìn hình đồng dạng (visual analogue scale - VAS), mức độ tiêu thụ Morphin, các tác dụng không mong muốn và sự hài lòng của bệnh nhân trong 24 giờ sau phẫu thuật.


Kết quả: Gây tê thần kinh ngồi ở vị trí khoeo kết hợp gây tê ống cơ khép cho hiệu quả giảm đau tốt với VAS vận động và VAS nghỉ trung bình tại các thời điểm nghiên cứu đều nhỏ hơn 2. Lượng Morphin giải cứu trung bình trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật là 4,31 ± 2,287 mg. Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều hài lòng hoặc rất hài lòng với hiệu quả giảm đau của kỹ thuật.


Kết luận: Gây tê thần kinh ngồi ở vị trí khoeo kết hợp gây tê ống cơ khép là phương pháp hiệu quả để giảm đau sau phẫu thuật, giảm nhu cầu sử dụng Morphin giải cứu và đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân sau phẫu thuật dưới gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trịnh Thị Lệ, Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân tại Bệnh viện Việt Đức năm 2015, Tạp chí Y học Việt Nam, 2017, tập 452.
[2] Vũ Đình Lương, Vũ Minh Hải, Nguyễn Hữu Tú, So sánh hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân gãy xương dài chi dưới của gây tê thần kinh đùi và gây tê thần kinh hông to với chuẩn độ Morphin tĩnh mạch, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2024, 178(5), tr. 162-169.
[3] Vũ Đình Lượng, Nguyễn Hữu Tú, Vũ Minh Hải, Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to đường trước dưới hướng dẫn của siêu âm để giảm đau cho bệnh nhân gãy xương dài chi dưới: nhân 5 trường hợp đầu tiên, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2023, 162(1), tr. 262-271.
[4] Trần Thị Hồng Quyên và cộng sự, Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu bị gãy xương đùi, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2020, 15(3), tr. 130-136.
[5] Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Thị Lan Phương, Nghiên cứu mức độ đau cấp tính và các yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới, Tạp chí Y học cộng đồng, 2023, 64(11), tr. 128-135.
[6] Nguyễn Quang Trường và cộng sự, Phối hợp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to cho phẫu thuật cắt cụt cẳng, bàn chân trên bệnh nhân có nguy cơ cao, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2022, tr. 76-82.
[7] Chou R, Gordon DB, de Leon-Casasola OA et al, Management of Postoperative Pain: a clinical practice guideline from the American pain society, the American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine, and the American Society of Anesthesiologists' committee on regional anesthesia, executive committee, and administrative council, The Journal of pain, 2016, 17(2), pp. 131-157.
[8] Perlas A, Brull R, Chan VW et al, Ultrasound guidance improves the success of sciatic nerve block at the popliteal fossa, Regional anesthesia
and pain medicine, 2008, 33(3), pp. 259-265.
[9] Prasad Arun et al, Ultrasound-guided popliteal block distal to sciatic nerve bifurcation shortens onset time: a prospective randomized double-blind study, Regional Anesthesia & Pain Medicine, 2010, 35(3), pp. 267-271.
[10] Sonawane K, Dixit H, Mistry T et al, Anatomical and technical considerations of the Hi-PAC (hi-volume proximal adductor canal) block: a novel motor-sparing regional analgesia technique for below-knee surgeries, Cureus Journal of Medical Science, 2022, 14(2).