18. SO SÁNH HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BUỒN NÔN, NÔN GIỮA DEXAMETHASONE VÀ ONDANSETRON SAU PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN

Bùi Ngọc Đức1, Huỳnh Thị Đoan Dung1, Bùi Đức Cường1
1 Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cắt túi mật bằng phương pháp nội soi là phương pháp điều trị ngoại khoa thường quy sỏi túi mật. Phương pháp nội soi ít xâm hại hơn phương pháp phẫu thuật mở, nhưng tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ cao hơn mổ mở, khoảng 40-70%. Hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn sau mổ của Ondansetron đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Dexamethasone là thuốc dễ kiếm và giá thành rẻ, nhưng chưa sử dụng rộng rãi trong dự phòng buồn nôn và nôn sau mổ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn. So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone và Ondansetron trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi trên 208 bênh nhân. Nhóm D (Dexamethasone) 105 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch 4 mg Dexamethasone khi khởi mê, Nhóm O (Ondansetron) 103 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch 8 mg Ondansetron khi khởi mê. Tất cả bệnh nhân được chăm sóc và điều trị sau mổ theo cùng một phác đồ. Bệnh nhân được đánh giá mức độ buồn nôn, nôn sau mổ trong giai đoạn nôn đầu tiên. Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc phòng nôn như nhức đầu, chóng mặt...


Kết quả: Hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone và Ondansetron trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi, tỷ lệ buồn nôn, nôn sau mổ của bệnh nhân được mổ cắt túi mật nội soi có từ một yếu tố nguy cơ trở lên theo Apfel, ở nhóm được dự phòng bằng Dexamethasone 4 mg là 16,5% so với nhóm dự phòng bằng Ondansetron 8 mg là 20%, tương đồng nhau.
Kết luận: Hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone 4 mg và Ondansetron 8 mg trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi gần như nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ahsan K et al, Comparison of efficacy of Ondansetron and Dexamethasone combination and Ondansetron alone in preventing postoperative nausea and vomiting after laparoscopic cholecystectomy, JPak Med Assoc, 2014, 64(3), pp. 242-6.
[2] Arslan M, Cicek R, Yilmaz H, Preventing postoperative nausea and vomiting after laparoscopic cholecystectomy: a prospective, randomized, double-blind study, Curr Ther Res Clin Exp, 2011, 72 (1), 1-12.
[3] Fujii Y, Management of postoperative nausea and vomiting in patients undergoing laparoscopic cholecystectomy, Surg Endosc, 2011, 25 (3), 691-5.
[4] Gautam B et al, Antiemetic prophylaxis against postoperative nausea and vomiting with Ondansetron - Dexamethasone combination compared to Ondansetron or Dexamethasone alone for patients undergoing laparoscopic cholecystectomy, Kathmandu University Medical Journal, 2009, 6(3), pp. 319-328.
[5] Grimsehl K, Whiteside JB, Mackenzie N, Comparison of cyclizine and Ondansetron for the prevention of postoperative nausea and vomiting in laparoscopic day-case gynaecological surgery, Anaesthesia, 2002, 57 (1), 61-5.
[6] Gautam B, Shrestha BR, Lama P, Rai S, Antiemetic prophylaxis against postoperative nausea and vomiting with Ondansetron - Dexamethasone combination compared to Ondansetron or Dexamethasone alone for patients undergoing laparoscopic cholecystectomy, Kathmandu Univ Med J (KUMJ), 2008, 6 (23), 319-28.
[7] Iitomi T, Toriumi S, Kondo A, Akazawa T, Nakahara T, Incidence of nausea and vomiting after cholecystectomy performed via laparotomy or laparoscopy, Masui, 1995, 44 (12), 1627-31.
[8] Kim EJ et al, Combination of antiemetics for the prevention of postoperative nausea and vomiting in high-risk patients, J Korean Med Sci., 2007, 22(5), pp. 878-82.
[9] Lê Hồng Chính, Nghiên cứu so sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn sau mổ của Ondansetron và Dexamethasone trong mổ nội soi cắt túi mật, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2014.