15. ĐÁNH GIÁ THỂ TÍCH DỊCH DẠ DÀY TỒN LƯU DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CẤP CỨU

Nguyễn Thị Thúy Ngân1, Hoàng Thị Thu Hà1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hít sặc chất chứa trong dạ dày có thể là 1 biến chứng nghiêm trọng, chiếm tới 9% tổng số ca tử vong liên quan đến gây mê. Siêu âm dạ dày tại giường được coi là một công cụ hữu ích để đánh giá nguy cơ hít sặc, ước tính được thể tích tồn lưu dạ dày và bản chất chất chứa trong dạ dày.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dạ dày đầy bằng siêu âm và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tồn dư dịch dạ dày ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 người bệnh phẫu thuật cấp cứu, tuổi trên 18, có ASA I-III, đồng ý tham gia nghiên cứu. Siêu âm hang vị dạ dày ở cả 2 tư thế bệnh nhân nằm ngửa và nghiêng phải. Thể tích dịch tồn lưu dạ dày được ước tính và xác định bản chất chất chứa trong dạ dày dưới siêu âm (lỏng, rắn…). Dạ dày đầy được định nghĩa khi chất chứa trong dạ dày là đặc hoặc thể tích dịch tồn lưu dạ dày ước tính ≥ 1,5 ml/kg.


Kết quả: Tỷ lệ dạ dày đầy gặp 8/30 người bệnh (26,7%), thể tích dịch tồn lưu dạ dày trung bình khoảng 62,63 ml, người bệnh có xét nghiệm đường máu tăng trước mổ và thừa cân có tương quan với tăng thể tích tồn lưu dạ dày, thời gian nhịn ăn và uống có mối tương quan nghịch với thể tích dịch dạ dày tồn lưu, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


Kết luận: Thể tích dịch tồn lưu dạ dày trung bình là 62,63 ml và có 26,7% bệnh nhân có dạ dày đầy trước khi gây mê mổ cấp cứu. Tồn tại nguy cơ hít sặc trên những người bệnh có xét nghiệm nồng độ glucose máu tăng, thừa cân, và thời gian nhịn ăn, uống không đáng tin cậy ở bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu. Siêu âm đánh giá hang vị dạ dày là công cụ hữu ích đánh giá nguy cơ hít sặc dịch dạ dày khi gây mê để mổ cấp cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Van de Putte P, Perlas A, Ultrasound assessment of gastric content and volume, BJA Br J Anaesth, 2014, 113(1): 12-22, doi:10.1093/bja/aeu151.
[2] Perlas A, Davis L, Khan M, Mitsakakis N, Chan VWS, Gastric Sonography in the Fasted Surgical Patient: A Prospective Descriptive Study, Anesth Analg, 2011, 113(1): 93, doi:10.1213/ANE.0b013e31821b98c0.
[3] Agarwal A, Chari P, Singh H, Fluid deprivation before operation, Anaesthesia, 1989, 44(8): 632- 634, doi:10.1111/j.1365-2044.1989.tb13581.
[4] Perlas A, Chan VWS, Lupu CM, Mitsakakis N, Hanbidge A, Ultrasound Assessment of Gastric Content and Volume, Anesthesiology, 2009, 111(1): 82-89, doi:10.1097/ALN.0b013e3181a97250.
[5] Sunil Bodamwad, Shweta Mhambrey, Deepali Mukinka Shelke, Pre-Operative Assessment of Gastric Contents and volume using bedside
ultrasound - A prospective observational study, Journal of Cardiovascular Disease Research, Vol 14, Issue 04, 2023.
[6] Godschalx V, Vanhoof M, Soetens F et al, The role of gastric ultrasound in anaesthesia for emergency surgery: A review and clinical guidance, Eur J Anaesthesiol Intensive Care, 2023, 2(4):
e0027, doi:10.1097/EA9.0000000000000027.
[7] Perlas A, Davis L, Khan M, Mitsakakis N, Chan VWS, Gastric Sonography in the Fasted Surgical Patient: A Prospective Descriptive Study, Anesth Analg, 2011, 113(1): 93, doi:10.1213/ANE.0b013e31821b98c0.
[8] Delamarre L, Srairi M, Bouvet L et al, Anaesthesiologists’ clinical judgment accuracy regarding preoperative full stomach: diagnostic study in urgent surgical adult patients, Anaesth Crit Care Pain Med, 2021, 40: 100836.
[9] Hasanin A, Abdelmottaleb A, Elhadi H et al, Evaluation of gastric residual volume using ultrasound in fasting patients with uncomplicated appendicitis scheduled for appendectomy, Anaesth Crit Care Pain Med, 2021, 40: 100869.
[10] Okada Y, Toyama H, Kamata K et al, A clinical study comparing ultrasound measured pyloric antrum cross-sectional area to computed tomography measured gastric content volume to detect high-risk stomach in supine patients undergoing emergency abdominal surgery, J Clin Monit Comput, 2020, 34: 875–881.
[11] Sharma et al, Preoperative Assessment of Gastric Contents and Volume Using Bedside Ultrasound in Adult Patients, Indian, J Anaesth, 2018 Oct, 62(10): 753-758, doi:10.4103/ija.IJA_147_18.
[12] Baettig SJ, Filipovic MG, Hebeisen M, Meierhans R, Ganter MT, Pre-operative gastric ultrasound in patients at risk of pulmonary aspiration:
a prospective observational cohort study, Original Article, https://doi.org/10.1111/anae.16117.
[13] Sunil Bodamwad, Shweta Mhambrey, Deepali Mukinka Shelke, Pre-Operative Assessment of Gastric Contents and volume using bedside
ultrasound - A prospective observational study, Journal of Cardiovascular Disease Research, Vol 14, Issue 04, 2023.