14. ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA CHỈ SỐ SỐC VỚI NGUY CƠ TRONG GÂY MÊ Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan của chỉ số sốc khi vào phòng mổ với nguy cơ tụt huyết áp sau khởi mê và lượng máu truyền trong mổ ở bệnh nhân đa chấn thương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân đa chấn thương (không có chấn thương sọ não và chấn thương tủy sống) vào viện được phẫu thuật cấp cứu trong vòng 24 giờ đầu sau chấn thương. Ghi nhận huyết áp khi vào phòng mổ và sau khởi mê, lượng máu, lượng dịch truyền trong mổ và tính giá trị dự đoán thông qua diện tích dưới đường cong.
Kết quả: Điểm cắt chỉ số sốc trong tiên lượng nguy cơ tụt huyết áp sau khởi mê là 0,96 (độ nhạy 94,12%, độ đặc hiệu 77,42%), trong tiên lượng nguy cơ truyền máu số lượng lớn là 1,1 (độ nhạy 81%, độ đặc hiệu 71%). Diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,87 và 0,79.
Kết luận: Chỉ số sốc ≥ 0,96 có khả năng tiên lượng tốt tụt huyết áp sau khởi mê và chỉ số sốc ≥ 1,1 có khả năng tiên lượng truyền máu số lượng lớn trong phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số sốc, tụt huyết áp sau khởi mê, truyền máu số lượng lớn
Tài liệu tham khảo
[2] Keel M, Trentz O, Pathophysiology of polytrauma, Injury, 2005, 36 (6): 691-709, doi:10.1016/j.injury.2004.12.037.
[3] Transfusion strategies for major haemorrhage in trauma Curry 2019, British Journal of Haematology - Wiley Online Library, Accessed August 4, 2022, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/bjh.15737.
[4] Mutschler M, Nienaber U, Münzberg M et al, The Shock Index revisited - a fast guide to transfusion requirement? A retrospective analysis on 21,853 patients derived from the TraumaRegister DGU®, Crit Care, 2013, 17(4): R172, doi:10.1186/cc12851.
[5] Phạm Thái Dũng, Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ lactat, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm với chỉ số sốc và tỷ lệ PaO2/
FiO2 ở bệnh nhân đa chấn thương, Accessed September 24, 2023, http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/202001141447-c9211741-
34e9-4dfb-849f-bf6099916115//FullPreview&-TotalPage=7&ext=jpg#page/6/mode/2up.
[6] Green RS, Edwards J, Sabri E, Fergusson D, Evaluation of the incidence, risk factors, and impact on patient outcomes of postintubation hemodynamic instability, Can J Emerg Med, 2012,
14(2): 74-82, doi:10.2310/8000.2012.110548.
[7] A high ratio of plasma and platelets to packed red blood cells in the first 6 hours of massive transfusion improves outcomes in a large multicenter study - ScienceDirect, Accessed September 3,
2022, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002961009000750.
[8] Heffner AC, Swords DS, Nussbaum ML, Kline JA, Jones AE, Predictors of the complication of postintubation hypotension during emergency
airway management, J Crit Care, 2012, 27(6): 587-593, doi:10.1016/j.jcrc.2012.04.022.
[9] Mutschler M, Nienaber U, Münzberg M et al, The Shock Index revisited - a fast guide to transfusion requirement? A retrospective analysis on 21,853 patients derived from the TraumaRegister DGU®, Crit Care, 2013, 17(4): R172, doi:10.1186/cc12851.
[10] Vandromme MJ, Griffin RL, Kerby JD, McGwin G, Rue LW, Weinberg JA, Identifying risk for massive transfusion in the relatively normotensive patient: utility of the prehospital shock index, J Trauma, 2011, 70(2): 384-388, discussion 388-390, doi:10.1097/TA.0b013e3182095a0a.