9. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG QUA KHE L5-S1 DƯỚI HỖ TRỢ SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Nguyễn Đức Thiện1, Ngọ Văn Thảo1, Trần Thị Nương1, Đào Thị Kim Dung1
1 Trung tâm Gây mê và Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây tê tủy sống ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp là thách thức đối với bác sỹ gây mê. Gây tê tủy sống qua khe L5-S1 được Taylor mô tả năm 1940, được chứng minh là có hiệu quả và an toàn. Chúng tôi đánh giá hiệu quả và một số tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống qua khe L5-S1 dưới hỗ trợ của siêu âm ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 16 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, có chỉ định phẫu thuật từ vùng bụng dưới trở xuống, ASA từ I đến III.


Kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều nhìn thấy khe L5-S1 trên lớp cắt đứng dọc chếch, có 7 bệnh nhân (43,75%) nhìn thấy khe L5-S1 trên lớp cắt ngang liên gai. Thời gian siêu âm trung bình là 153,56 ± 68,37 giây. Thời gian gây tê trung bình là 81,88 ± 14,17 giây. Tất cả các bệnh nhân gây tê thành công với 1 lần chọc kim qua da. Số lần thay đổi hướng kim tối đa là 3 lần, có 6 bệnh nhân (37,5%) không cần thay đổi hướng im trong quá trình gây tê. Mức phong bế cảm giác sau 25 phút cao nhất là D4, có 2 bệnh nhân (12,5%); mức phong bế cảm giác thấp nhất là D11, có 2 bệnh nhân (12,5%). Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều mất hoàn toàn vận động ở chân phẫu thuật. Các tác dụng không mong muốn: ngứa gặp ở 2 bệnh nhân (12,5%), nôn và buồn nôn gặp ở 1 bệnh nhân (6,25%), rét run gặp ở 1 bệnh nhân (6,25%). Không có bệnh nhân nào tụt huyết áp trong quá trình gây tê và phẫu thuật.


Kết luận: Gây tê tủy sống ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có thể thực hiện được an toàn và hiệu quả dưới hỗ trợ của siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Taylor John A, Lumbosacral Subarachnoid Tap, Journal of Urology, 43 (4), 561-564.
[2] Schelew BL, Vaghadia H, Ankylosing spondylitis and neuraxial anaesthesia-a 10 year review, Can J Anaesth, 1996, 43 (1), 65-68.
[3] Srivastava A, Arora A, Gupta D et al, Ultrasound-Guided Taylor's Approach in Ankylosing Spondylitis, Anesthesia, essays and researches,
2018, 12 (3), 761-764.
[4] David MH Lam, John CY Chan, Henry CY Mak et al, Use of Three-Dimensional Computed Tomography Reconstruction and RealTime Ultrasound-Guided Spinal Anaesthesia in a Patient with Ankylosing Spondylitis: A Case Report, International Journal of Clinical Studies & Medical Case Reports, 2021, 11 (1), 004.
[5] Goyal R, Singh S, Shukla RN et al, Management of a case of ankylosing spondylitis for total hip replacement surgery with the use of ultrasound-assisted central neuraxial blockade, Indian J Anaesth, 2013, 57 (1), 69-71.
[6] Chin KJ, Karmakar MK, Peng P, Ultrasonography of the adult thoracic and lumbar spine for central neuraxial blockade, Anesthesiology, 2011, 114 (6), 1459-1485.
[7] Srinivasan KK, Leo AM, Iohom G et al, Pre-procedure ultrasound-guided paramedian spinal anaesthesia at L5-S1: Is this better than landmark-guided midline approach? A randomised controlled trial, Indian J Anaesth, 2018, 62 (1), 53-60.
[8] Park Sun-Kyung, Bae Jinyoung, Yoo Seokha et al, Ultrasound-Assisted Versus Landmark-Guided Spinal Anesthesia in Patients With Abnormal Spinal Anatomy: A Randomized Controlled Trial, Anesthesia & Analgesia, 2020, 130 (3), 787- 795.