2. NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CO2 MÁU ĐO QUA DA VÀ NỒNG ĐỘ CO2 MÁU TRONG KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG OXY LƯU LƯỢNG CAO KHI NGỪNG THỞ TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI DÂY THANH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích mối tương quan và sự tương đồng giữa nồng độ CO2 máu đo qua da (TcCO2) và nồng độ CO2 máu trong khí máu động mạch (PaCO2) ở bệnh nhân sử dụng oxy lưu lượng cao khi ngừng thở trong phẫu thuật nội soi dây thanh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ngẫu nhiên trên 45 bệnh nhân phẫu thuật nội soi dây thanh sử dụng oxy lưu lượng cao khi ngừng thở tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. So sánh, phân tích mối tương quan giữa giá trị TcCO2 và PaCO2 ở nhóm bệnh nhân trên.
Kết quả: Có 45 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình 40,50 ± 12,03 tuổi. 315 cặp mẫu khí máu động mạch và giá trị TcCO2 đã được ghi nhận. Giá trị TcCO 2 và PaCO2 có mối tương quan tốt (R2 = 0,944, p < 0,001), trung bình của sự khác biệt là 1,69 mmHg và khoảng giá trị giới hạn tương đồng là từ -2,97 đến +6,35 mmHg (theo biểu đồ Bland - Altman). Sự khác biệt giữa hai chỉ số PaCO2 và TcCO2 tăng theo mức độ nặng PaCO2.
Kết luận: Có mối tương quan thuận mức độ chặt giữa giá trị TcCO2 và PaCO2 trên bệnh nhân sử dụng oxy lưu lượng cao khi ngừng thở trong phẫu thuật nội soi dây thanh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
PCO2 đo qua da, TcCO2, khí máu động mạch, PaCO2, nội soi dây thanh, oxy lưu lượng cao
Tài liệu tham khảo
[2] Beng Leong L, Wei Ming N, Wei Feng L, High flow nasal cannula oxygen versus noninvasive ventilation in adult acute respiratory failure: a systematic review of randomized-controlled trials, European Journal of Emergency Medicine, 2019, 26(1), p. 9-18.
[3] Flach S et al, Transoral laser microsurgery using high‐flow nasal cannula oxygenation: Our experience of 21 cases, Clinical Otolaryngology, 2019, 44(5), p. 871-874.
[4] Hermez L et al, A physiological study to determine the mechanism of carbon dioxide clearance during apnoea when using transnasal humidified rapid insufflation ventilatory exchange (THRIVE), Anaesthesia, 2019, 74(4), p. 441- 449.
[5] Gancel PE, Roupie E, Guittet L et al, Accuracy of a transcutaneous carbon dioxide pressure monitoring device in emergency room patients with acute respiratory failure, Intensive Care Med, 2011, 37(2), 348-351.
[6] Storre JH, Magnet FS, Dreher M et al, Transcutaneous monitoring as an replacement for arterial PCO 2 monitoring during nocturnal non-invasive ventilation, Respiratory Medicine, 2011, 105(1), 143-150.
[7] McVicar J, Eager R, Validation study of a transcutaneous carbon dioxide monitor in patients in the emergency department, Emergency Medicine Journal, 2009, 26(5), 344-346.
[8] Rodriguez P, Lellouche F, Aboab J et al, Transcutaneous arterial carbon dioxide pressure monitoring in critically ill adult patients, Intensive Care Med, 2006, 32(2), 309-31.