1. KẾT HỢP DEXMEDETOMIDINE VÀ KETAMIN ĐỂ AN THẦN TỰ THỞ CHO BỆNH NHÂN NHI ĐANG THỰC HIỆN THÔNG TIM: KẾT QUẢ BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Hằng1, Đỗ Văn Nam1, Nguyễn Thị Ngọc Hà1, Đỗ Thanh Minh1, Hoàng Thị Thu Trang1, Nguyễn Thị Vân Anh1, Vũ Thị Huệ1, Nguyễn Ngọc Anh1, Nguyễn Xuân Phúc1, Hà Ngọc Tuyên1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ban đầu hiệu quả và sự an toàn của việc kết hợp Dexmedetomidine và Ketamin trong việc an thần tự thở cho bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh cần thông tim.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo nhóm quan sát từ ngày 1/6/2024 đến ngày 31/7/2024 trên bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh chỉ định thông tim. Kết hợp tiêm tĩnh mạch Dexmedetomidine 2 mg/kg trong 10 phút, Ketamin 1 mg/kg; duy trì bằng tiêm Dexmedetomidine 2 µg/kg/giờ và Ketamin 1 mg/kg/giờ, điều chỉnh liều dựa trên phản ứng của bệnh nhân để đạt mục tiêu an thần tự thở với mức Ramsay 6, gây mê kèm gây tê tại chỗ. Theo dõi ảnh hưởng của thuốc đến mức độ an thần trong quá trình can thiệp, nhịp tim, huyết áp trung bình, tần suất thở, nồng độ CO2 tận cùng, độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi, thang đo Stewards trong thời gian hồi phục và các tác dụng không mong muốn.


Kết quả: Tổng cộng có 32 bệnh nhân từ 4 tháng đến 16 tuổi được đưa vào nghiên cứu, 60% có suy tim từ độ III trở lên, thời gian thông tim trung bình là 100,09 ± 51,68 (40-250) phút, thời gian gây mê trung bình là 121,18 ± 53,30 (55-280) phút. Có 7/32 trường hợp nhịp chậm xoang cần điều trị bằng Atropine, trong đó 3 trường hợp do kích thích ống thông, và 3 trường hợp là nhịp chậm trong phòng hồi phục. Không có bệnh nhân nào tăng hoặc giảm huyết áp đến mức cần điều trị. Các chỉ số hô hấp đều trong giới hạn cho phép, không có bệnh nhân nào cần hỗ trợ hô hấp. Thời gian bệnh nhân tỉnh khi gọi là 85,20 ± 34,32 (10-160) phút; thời gian bệnh nhân mở mắt tự nhiên là 105,46 ± 54,55 (15-320) phút, 34% bệnh nhân được thêm Ketamin do di động trong quá trình can thiệp nhưng không có bệnh nhân nào phải chuyển sang gây mê toàn thân; chỉ có 1 bệnh nhân bị buồn nôn/nôn trong phòng hồi phục, không ghi nhận tác dụng không mong muốn khác.


Kết luận: Sự kết hợp giữa Dexmedetomidine và Ketamin trong thông tim ở trẻ em có hiệu quả an thần tốt, duy trì hô hấp tự phát của bệnh nhân và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lin CH, Desai S, Nicolas R et al, Sedation and Anaesthesia in Pediatric and Congenital Cardiac Catheterization: A Prospective Multicenter Experience. Pediatr. Cardiol, 2015, 36: 1363-1375.
[2] Vincent RN, Moore J, Beekman RH et al, Procedural characteristics and adverse events in diagnostic and interventional catheterizations in paediatric and adult CHD: Initial report from the IMPACT Registry. Cardiol. Young, 2016, 26: 70-78.
[3] Taylor CJ, Derrick G, McEwan A, Haworth SG, Sury MRJ, Risk of cardiac catheterization under anaesthesia in children with pulmonary hypertension, Br. J. Anaesth, 2007, 98: 657-661.
[4] Marian Mikus, Thomas Welchowski, Ehrenfried Schindler et al, Sedation versus General Anesthesia for Cardiac Catheterization in Infants: A Retrospective, Monocentric, Cohort Evaluation,
Journal clinical Medecine, 2021 Dec, 10(23): 5648.
[5] Ykeizumi LC, Correia da Silva R, Villare Silva G et al, Combined Dexmedetomidine and Ketamin in Pediatric Anesthesia: A Brief Review, Anesth Pain Res., 2021, 5(1): 1-8.
[6] Menshawi, Fahim Ain-Shams, Midazolam - Ketamin versus Dexmedetomidine - Ketamin combinations for anesthesia of pediatric patients undergoing cardiac catheterization, Journal of Anesthesiology, 2019, 11:4.
[7] Hassan Ahmed M, Salah Ahmed M, Wesam Abd-elgalil A, Wael Alham M, Comparative study between Dexmedetomidine - Ketamin and Propofol - Ketamin Combinations for Anesthesia in Spontaneously Breathing Pediatric Patients Undergoing Cardiac Catheterization, SOHAG Medical Journal, Vol. 21 No.2, July 2017.
[8] Ashwini Thimmarayappa, Nivash Chandrasekaran, Jagadeesh AM, Pediatric cardiac catheterization procedure with Dexmedetomidine sedation: Radiographic airway patency assessment, Ann Card Anaesth, 2015 Jan-Mar, 18(1): 29-33.
[9] Mason, Keira P, Lerman, Jerrold MD, Dexmedetomidine in Children: Current Knowledge and Future Applications, Anesthesia & Analgesia,
November 2011, 113(5): p. 1129-1142.
[10] Pushkar Mahendra Desai, Sanjeeta R Umbarkar, Manjula S Sarkar, Conscious sedation using Dexmedetomidine for percutaneous transcatheter closure of atrial septal defects, Ann Card Aneasth, 2016 Jul-Sep, 19(3): 463-467.
[11] Vidya Sagar Joshi, Sandeep S Kollu, Ram Murti Sharma Comparison of Dexmedetomidine and Ketamin versus Propofol and Ketamin for Procedural Sedation in Children Undergoing Minor Cardiac Procedures in Cardiac Catheterization Laboratory. Annals of Cardiac Anaesthesia,
2017.
[12] Mason KP, Zurakowski D, High dose dexmedetomidine as the sole sedative for pediatric MRI, Paediatr Anaesth, 2008 May, 18(5): 403-11.