44. THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN QUỐC TRINH, HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI NĂM 2024

Nguyễn Kim Nhung1, Bùi Hoài Nam2, Đào Xuân Vinh3
1 Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì
2 Viện Khoa học Môi trường biển và Hải đảo
3 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng cận thị của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Quốc Trinh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.


Kết quả: Kết quả cho thấy, tỷ lệ cận thị chung là 53,2%. Tỉ lệ học sinh nữ bị cận thị là 59,4% cao hơn tỉ lệ 47,4% của nam. Việc sử dụng điện thoại sau 22 giờ, thấy mờ mỏi mắt sau khi sử dụng thiết bị điện tử, thời gian đọc sách nhiều hơn 1 tiếng, nhìn lên bảng bị lóa, cảm thấy nhức mỏi mắt sau giờ học trên lớp, cảm thấy nhức mỏi mắt sau giờ học tại nhà, đạt kiến thức về cận thị và việc thường xuyên được nhận thông tin từ bố mẹ là những yếu tố được xác định có liên quan tới tình trạng cận thị ở học sinh với ý nghĩa thống kê p<0,05.


Kết luận: Tỉ lệ cận thị chung là 53,2%, tỉ lệ học sinh nữ bị cận thị là 59,4% cao hơn tỉ lệ 47,4% của nam. Các yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị chung ở đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) với ý nghĩa thống kê p<0,05 gồm: Giới tính; tình trạng cận thị của người thân; thói quen sử dụng thiết bị điện tử sau 22 giờ; cảm thấy mỏi, mờ mắt sau khi sử dụng thiết bị điện tử; nhìn lên bảng bị lóa; cảm thấy nhức mỏi mắt sau giờ học tại nhà với ý nghĩa thống kê p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Văn Tiến (2006), Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp, Trường Đại học Y Hà Nội.
[2] Hoàng Lưu Vinh (2020), "Một số yếu tố tác động đến tình trạng cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở thành thị hiện nay", Tạp chí giáo dục, 2020, 482(2), pp. 20-25.
[3] Trung tâm Y tế Huyện Thanh Trì (2023), Báo cáo kết quả khám sức khỏe học sinh năm học 2022-2023.
[4] He M X. F., Zeng Y, et al (2015), Effect of time spent outdoors at school on the development of myopia among children in China, JAMA, 2015, pp. 314:1142.
[5] Hung H. D., Chinh D. D., Tan P. V., Duong N.
V., Anh N. Q., Le N. H., Tuan H. X., Anh N. T., Duong N. T. T., Kien V. D (2020), The Prevalence of myopia and factors associated with it among secondary school children in rural Vietnam, Clinical Ophthalmology, 2020, pp. 1079-1090.
[6] Na N., Choi H., Jeong K. A., Choi K., Choi K., Choi C., Suk H.-J (2017), Smartphone use at night affects melatonin secretion, body temperature, and heart rate, Science of Emotion and Sensibility, 2017, 20(4), pp. 135-142.
[7] Wang Y., Liu L., Lu Z., Qu Y., Ren X., Wang J., Lu Y., Liang W., Xin Y., Zhang N (2022), Rural-urban differences in prevalence of and risk factors for refractive errors among school children and adolescents aged 6–18 years in Dalian, China, Frontiers in public health, 2022, 10, pp. 917781.
[8] Wu J. F., Bi H. S., Wang S. M., Hu Y. Y., Wu H., Sun W., Lu T. L., Wang X. R., Jonas J. B (2013), Refractive error, visual acuity and causes of vision loss in children in Shandong, China. The Shandong Children Eye Study, PloS one, 2013, 8(12), pp. e82763.
[9] Zhou Y., Huang X. B., Cao X., Wang M., Jin N. X., Gong Y. X., Xiong Y. J., Cai Q., Zhu Y., Song Y (2023), Prevalence of myopia and influencing
factors among high school students in Nantong, China: A cross-sectional study, Ophthalmic Research, 2023, 66(1), pp. 27-38.