41. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI

Trần Thanh Vỹ1,2, Hồ Tất Bằng1,3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
3 Trung Tâm kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính (STM) chi dưới bằng cách sử dụng thang đo CIVIQ-20.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 09/2022 đến tháng 06/2024 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tổng cộng 201 bệnh nhân được chẩn đoán STM chi dưới và có chỉ định can thiệp laser nội mạch đã được đưa vào nghiên cứu. Thang đo CIVIQ-20 được sử dụng để đánh giá CLCS, tập trung vào bốn khía cạnh: Cơn đau, thể chất, tâm lý và xã hội.


Kết quả: Điểm trung bình của thang đo CIVIQ-20 là 57,4 ± 8,2, cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở mức trung bình. Khía cạnh xã hội có điểm số thấp nhất (trung bình: 8), cho thấy các hoạt động xã hội và mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi STM. So sánh với các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong nghiên cứu này tốt hơn, nhưng vẫn thấp hơn so với các nghiên cứu ở các khu vực khác.


Kết luận: Suy tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của bệnh nhân, đặc biệt là trong khía cạnh xã hội. Cần ưu tiên các can thiệp nhằm cải thiện chức năng xã hội để nâng cao CLCS tổng thể cho nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Youn YJ, Lee J: Chronic venous insufficiency and varicose veins of the lower extremities. The Korean journal of internal medicine. 2019, 34:269.
[2] Mallick S, Sarkar T, Gayen T, Naskar B, Datta A, Sarkar S: Correlation of venous clinical severity score and venous disability score with dermatology life quality index in chronic venous insufficiency. Indian Journal of Dermatology. 2020, 65:489.
[3] Lê Thị Ngọc Hằng, Lê Quang Đình, Trần Minh Bảo Luân, et al.: Kinh nghiệm điều trị phẫu thuật cho 9230 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tại bệnh viện đại học Y dược Tphcm. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2018, 21:38-42. 10.47972/vjcts.v21i.60
[4] Vũ Thanh Bình, Lê Đức Cường: Đặc Điểm Lâm Sàng Và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Ở Bệnh Nhân Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Chi Dưới Tại Bệnh
Viện Đại Học Y Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022, 513. 10.51298/vmj.v513i2.2487
[5] Nguyễn Thị Thanh Thuần, Nguyễn Hoài Nam: Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020, 28:10-15. 10.47972/vjcts.v28i.371
[6] Nguyễn Bình Triệu, Nguyễn Thu Hà, Vũ Minh Phúc, Trần Đức Hùng: Kết quả chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn luyện tập bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng laser nội mạch tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2018, 1:105-109. 10.54436/jns
[7] Nguyễn Trung Anh: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây
xơ bằng thuốc và laser nội tĩnh mạch. In Bệnh viện Lão khoa Trung Ương; 2017:174.
[8] Putek J, Truszyński A, Kuźnik E: Measuring the quality of life and itch intensity in patients with chronic venous disease using CIVIQ-20 and
Pruritus Numerical Rating Scale among individuals in Poland. Forum Dermatologicum. 2023, 9:147-151. {}
[9] Đinh Quang Huy, Phạm Thái Giang, Vũ Điện Biên: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp ở bệnh nhân suy tĩnh
mạch hiển lớn được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2024. 10.52389/ydls.v19i1.2107