39. TỶ LỆ NHIỄM TRÙNG THANH NÂNG NGỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT NUSS ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC BẨM SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng thanh sau phẫu thuật Nuss điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, phân tích hồ sơ bệnh án của 218 bệnh nhân lõm ngực đã thực hiện phẫu thuật Nuss từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2024. Dữ liệu bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, kỹ thuật phẫu thuật và kết quả hậu phẫu. Các phân tích thống kê, như kiểm định t-test và chi-squared, được sử dụng để xác định các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đáng kể.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm trùng thanh là 1,4% (3/218), thấp hơn so với tỷ lệ 4% đã báo cáo ở các nghiên cứu trước đó. Nhiễm trùng liên quan đáng kể đến lõm ngực lệch tâm và sử dụng thanh kép. Tất cả bệnh nhân nhiễm trùng đều có lõm ngực lệch tâm (100%, p = 0,031), và 85,71% sử dụng thanh kép (p = 0,008). Thời gian phẫu thuật dài hơn cũng liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn (100 ± 17,32 phút đối với nhiễm trùng so với 69,54 ± 26,41 phút không nhiễm trùng, p = 0,042).
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm trùng thanh sau phẫu thuật Nuss thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên, vẫn có các yếu tố nguy cơ đáng kể như cấu trúc ngực lệch tâm, sử dụng thanh kép, và thời gian phẫu thuật kéo dài. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và tối ưu hóa kỹ thuật phẫu thuật là cần thiết để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện kết quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lõm ngực, biến chứng, nhiễm trùng thanh
Tài liệu tham khảo
[2] Calkins CM, Shew SB, Sharp RJ, et al.: Management of postoperative infections after the minimally invasive pectus excavatum repair. J Pediatr Surg. 2005, 40:1004-1007; discussion 1007-1008. 10.1016/j.jpedsurg.2005.03.017
[3] Castellani C, Schalamon J, Saxena AK, Höellwarth ME: Early complications of the Nuss procedure for pectus excavatum: A prospective study. Pediatr Surg Int. 2008, 24:659-666. 10.1007/s00383-008-2106-z
[4] Obermeyer RJ, Godbout E, Goretsky MJ, et al.: Risk factors and management of Nuss bar infections in 1717 patients over 25 years. J Pediatr Surg. 2016, 51:154-158. 10.1016/j.jpedsurg.2015.10.036
[5] Shin S, Goretsky MJ, Kelly RE, Jr., Gustin T, Nuss D: Infectious complications after the Nuss repair in a series of 863 patients. Journal of Pediatric Surgery. 2007, 42:87-92. 10.1016/j.jpedsurg.2006.09.057
[6] Lâm Văn Nút: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật NUSS trong điều trị lõm ngực bẩm sinh. Luận án Tiến sỹ y học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh; 2014.
[7] Akhtar M, Razick DI, Saeed A, et al.: Complications and Outcomes of the Nuss Procedure in Adult Patients: A Systematic Review. Cureus.
2023, 15:e35204. 10.7759/cureus.35204
[8] Chen HYM, Cheng WYR, Chan H, Ng WS: Associated risk factors for patients undergoing a unique or double Nuss bar placement for pectus
excavatum. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 2023, 31:221-228. 10.1177/02184923221142165