38. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ ĐAU SAU 2 GIỜ TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Dư Thị Cẩm Quỳnh1
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phẫu thuật nhổ răng khôn là phẫu thuật chiếm tỉ lệ cao nhất trong nha khoa. Đa số người bệnh cảm thấy đau dữ dội trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Nhĩ châm Y học cổ truyền đã được chứng minh có hiệu quả giảm đau trong nhiều phẫu thuật. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, mức độ đau sau 2 giờ trên người bệnh sau nhổ răng khôn sử dụng phương pháp nhĩ châm tại khoa Răng Hàm Mặt.


Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, khảo sát 60 người bệnh tại khoa Răng Hàm Mặt từ tháng 12/2019 đến tháng 07/2020.


Kết quả: Qua nghiên cứu trên 60 người bệnh nhổ răng khôn tại khoa Răng Hàm Mặt: Tỉ lệ nam/ nữ là 1:1.6. Độ tuổi trung bình là 22,82 ± 2,15. Tỷ lệ răng 38 là 48,33% và răng 48 là 51,67%. 70% răng khôn hàm dưới hiện diện trong miệng. Phân loại răng khôn hàm dưới theo Pell và Greory tập trung chủ yếu vào nhóm IA, IIA và IC, lần lượt là 33,33%, 26,67%, 18,33%. Thời gian gây tê trung bình là 2,95 ± 0,75. Thời gian phẫu thuật trung bình là 11,81 ± 3,2. Lượng thuốc tê sử dụng (ml) trung bình là 3,19 ± 0,31. Điểm VAS sau 2 giờ trung bình là 3,15 ± 1,61. 51,67% người bệnh mức độ đau trung bình nặng.


Kết luận: Cần có kế hoạch điều trị giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn bằng nhĩ châm Y học cổ truyền dựa trên những đặc điểm lâm sàng của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] W. L. He, F. Y. Yu, C. J. Li, J. Pan, R. Zhuang, and P. J. Duan, “A systematic review and meta-analysis on the efficacy of low-level laser
therapy in the management of complication after mandibular third molar surgery,” Lasers Med Sci, vol. 30, no. 6, pp. 1779–1788, 2015, doi:
10.1007/s10103-014-1634-0.
[2] G. N. Asher et al., “Auriculotherapy for pain management: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials,”
Journal of Alternative and Complementary Medicine, vol. 16, no. 10, pp. 1097–1108, Oct. 2010, doi: 10.1089/acm.2009.0451.
[3] Y. He, J. Chen, Y. Huang, Q. Pan, and M. Nie, “Local Application of Platelet-Rich Fibrin During Lower Third Molar Extraction Improves Treatment Outcomes,” Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, vol. 75, no. 12, pp. 2497–2506, 2017, doi: Https://doi.org/10.1016/j.joms.2017.05.034.
[4] R. P. White, D. A. Shugars, D. M. Shafer, D. M. Laskin, M. J. Buckley, and C. Phillips, “Recovery after third molar surgery: Clinical and health-related quality of life outcomes,” Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, vol. 61, no. 5, pp. 535–544, 2003, doi: Https://doi.org/10.1053/
joms.2003.50106.
[5] M. C. Bortoluzzi, A. Guollo, D. L. Capella, and R. Manfro, “Pain levels after third molar surgical removal: An evaluation of predictive variables,” Journal of Contemporary Dental Practice, vol. 12, no. 4, pp. 239–244, 2011, doi: 10.5005/jp-journals-10024-1041.
[6] Lê Đức Lánh, Phẫu thuật trong miệng, vol. 2. TP.HCM: Nhà xuất bản Y học, 2012.
[7] F. R. L. Sato, L. Asprino, D. E. S. de Araújo, and M. de Moraes, “Short-Term Outcome of Postoperative Patient Recovery Perception After Surgical Removal of Third Molars,” Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, vol. 67, no. 5, pp. 1083–1091, 2009, doi: Https://doi.org/10.1016/j.joms.2008.09.032.
[8] Lâm Nhựt Tân, “Đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch được phẫu thuật bằng kĩ thuật cắt dọc thân răng,” Y dược Cần Thơ, vol. 17, pp. 134–141, 2019.
[9] Phùng Tấn Cường, Đau & bàn luận, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị. Nhà xuất bản Y học, 2011.
[10] J.-G. Lin and W.-L. Chen, “Acupuncture Analgesia: A Review of Its Mechanisms of Actions,” Am J Chin Med (Gard City N Y), vol. 36, no. 04, pp. 635–645, Jan. 2008, doi: 10.1142/S0192415X08006107.
[11] J. Sims, “The mechanism of acupuncture analgesia: A review,” Complement Ther Med, vol. 5, no. 2, pp. 102–111, 1997, doi: Https://doi.org/10.1016/S0965-2299(97)80008-8.
[12] M. Murakami, L. Fox, and M. P. Dijkers, “Ear Acupuncture for Immediate Pain Relief—A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials,” Pain Medicine, vol. 18, no. 3, pp. 551–564, Mar. 2017, doi: 10.1093/pm/pnw215.