33. KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Đức Huệ1, Dương Quế Kim2
1 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Bệnh viện Đa Khoa Cái Nước tỉnh Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả công tác quản lý thực hành của điều dưỡng về KSNK và một số yếu tố ảnh hưởng.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 216 điều dưỡng và khảo sát định tính 13 đối tượng với 5 lãnh đạo các khoa phòng liên quan công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), 8 điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh Viện Đa Khoa Cái Nước, tỉnh Cà Mau từ tháng 11/2022 đến 5/2023.


Kết quả: Đánh giá chung kết quả triển khai công tác quản lý thực hành về KSNK đạt 74,2%. Thực hành tốt của điều dưỡng về KSNK chiếm 58,8%. Yếu tố cản trở công tác quản lý thực hành của điều dưỡng về KSNK gồm 5 yếu tố: (1) Thiếu nhân lực về quản lý KSNK; (2) Nhân lực phụ trách quản lý KSNK còn hạn chế về trình độ chuyên môn; (3) Tập huấn kiến thức về KSNK chưa hiệu quả; (4) Giám sát thực hành KSNK chưa hiệu quả; (5) Kiến thức về KSNK của điều dưỡng chưa cao (chiếm 19,4%), trong đó, kiến thức ảnh hưởng đến thực hành (OR=5,473 [KTC95%: 2,194-13,650]).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Duy Tiến (2017). Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các cơ sở răng hàm mặt công lập tuyến quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Dự phòng, tập 27 (9),
tr. 130-135.
[2] Trần Văn Long (2021). Thực trạng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng viên tại một số khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, số 2, tr. 154-160
[3] Bùi Thị Xuyến, Nguyễn Xuân Bái, Hoàng Thị Hòa (2019). Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế trong thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Y học cộng đồng, số 50, tr. 27-33.
[4] Bùi Thị Xuyến, Vũ Phong Túc, Nguyễn Xuân Bái (2019). Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong thực hiện phòng ngừa chuẩn. Y học cộng đồng, số 51, tr.63-69.
[5] Saad Alhumaid (2021). Knowledge of infection prevention and control among healthcare workers and factors influencing compliance: A systematic review. Antimicrob Resist Infect Control. 2021 Jun 3;10(1):86.
[6] Beatriz Arns and et all (2023). Evaluation of the characteristics of infection prevention and control programs and infection control committees in Brazilian hospitals: A countrywide cross-sectional study. Antimicrob Steward Healthc Epidemiol, 2023 Apr 26;3(1):e79, doi: 10.1017/ash.2023.136.
[7] Assefa J, Diress G, Adane S (2020). Infection prevention knowledge, practice, and its associated factors among healthcare providers in primary healthcare unit of Wogdie Dist, Northeast Ethiopia, 2019: A cross-sectional study. Antimicrob Resist Infect Control. 2020;9(1):1–9. doi: 10.1186/s13756-020-00802
[8] Mohan B Sannathimmappa and et all (2023). Evaluation of the Effectiveness and Perceived Benefits of Interventional Structured Infection Prevention and Control Training Module Introduced in the Undergraduate Medical Curricula. J Adv Med Educ Prof, 2023 Apr;11(2):120-129, doi: 10.30476/JAMP.2023.97218.1747.