26. THỰC TRẠNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP NHIỄM ĐỘC BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG KÈM THEO MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dung môi hữu cơ là một nhóm chất hóa học có thể gây độc đối với hệ thần kinh, tim mạch, hệ thống tạo máu trong một thời gian dài. Benzen, Toluen, Xylen và các đồng đẳng có độc tính với con người đã được thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Ở nước ta, bệnh do tiếp xúc với benzen và các đồng đẳng đã sớm được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp và được bảo hiểm năm 1976.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh nghề nghiệp nhiễm độc Benzen và đồng đẳng kèm theo một số yếu tố liên quan ở người lao động tiếp xúc với xăng dầu năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ 05/2022 đến tháng 10/2022 với cỡ mẫu là 336 người lao động.
Kết quả: Có 10 người lao động theo dõi bệnh nhiễm độc Benzen nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 3%. Trong đó, các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thường xuất hiện buổi trưa nắng nóng, rối loạn về dòng hồng cầu. Nhóm công nhân tuổi nghề ≥ 10 năm có nguy cơ nhiễm độc gấp 41,5 lần so với nhóm tuổi nghề dưới 10 năm (p<0,001, Fisher’s exact test). Bệnh nhiễm độc Benzen nghề nghiệp xảy ra chủ yếu ở nhóm tuổi từ 30- 49 tuổi, nữ nhiều hơn nam, nhóm công nhân lái xe chở xăng dầu có nguy cơ cao hơn nhóm bán xăng dầu (p>0,05).
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp nhiễm độc Benzen ở người lao động tiếp xúc với xăng dầu là 3%, các triệu chứng thường gặp là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn về dòng hồng cầu. Có mối liên quan giữa bệnh bệnh nghề nghiệp nhiễm độc Benzen với tuổi nghề và vị trí ngành nghề công việc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm độc benzen, bệnh nghề nghiệp, lĩnh vực xăng dầu
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn quản lý Bệnh nghề nghiệp, chủ biên, Bộ Y tế, Hà Nội, 2016.
[3] Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Công ước 136, Liên quan đến việc phòng chống các bệnh do Benzen gây ra, Bộ Lao động Thương binh Xã
hội, chủ biên, Hà Nội, 2010.
[4] Hoàng Văn Bính, Nghiên cứu tỷ lệ Bệnh nhiễm độc Benzen nghề nghiệp ở nhóm đối tượng công nhân ngành Thuộc da tại TP Hưng Yên, Tạp chí y học Việt Nam. 1447(12), 2007.
[5] Lý Thành Trung, Thực trạng thâm nhiễm benzen nghề nghiệp ở Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học TP.HCM. 1141(14), 2018.
[6] M. Das, S. Chaudhuri, S. Law, Benzene exposure--an experimental machinery for induction of myelodysplastic syndrome: Stem cell and
stem cell niche analysis in the bone marrow, J Stem Cells. 7(1), 2012, p. 43-59.
[7] R. Hein et al., Assessment of occupational benzene exposure in petrol filling stations at Rangoon, Ann Occup Hyg. 33(1), 1989, p. 133-6.
[8] L. R. Yang et al., [Analysis of clinical effect of blood purification on acute benzene-based thinner poisoning], Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye Bing Za Zhi. 40(2), 2022, p. 139-142.
[9] I. N. Zelko et al., Chronic Benzene Exposure Aggravates Pressure Overload-Induced Cardiac Dysfunction, Toxicol Sci. 185(1), 2021, p. 64-
76.