23. TỶ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Ở NỮ GIỚI NGƯỜI ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH

Lê Thị Diễm Trinh1, Võ Trần Trọng Bình1, Huỳnh Trần Tuấn Kiệt2, Huỳnh Ngọc Hớn3, Nguyễn Trí Dũng3, Nguyễn Mạnh Tuân3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm y tế quận 11
3 Bệnh viện Trưng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sức khỏe kém trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nó là một bệnh nhiễm trùng gan do nhiễm vi rút viêm gan B tấn công vào gan và có thể gây ra bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính. Việt Nam cũng như các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao trên thế giới. Vì vậy cần phải xác định được việc nhiễm vi rút viêm gan B sẽ góp phần làm giảm sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân, từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời và phù hợp trên nhóm đối tượng nguy cơ trong tương lai.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nữ giới đồng bào Khmer Nam Bộ trong độ tuổi 18 – 60 tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2021.


Đối tượng và phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả 288 nữ giới đồng bào Khmer Nam Bộ 18 – 60 tuổi được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu theo kích cỡ dân số (PPS). Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn trực tiếp để đánh giá kiến thức phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.


Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B 288 nữ giới tham gia nghiên cứu là 7,6%. Yếu tố liên quan với nhiễm vi rút viêm gan B là trình độ học vấn, kiến thức về sự lây nhiễm, hậu quả nhiễm, thực hành trong y tế.


Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nữ giới trong độ tuổi từ 18- 60 tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh sau nghiên cứu hiện tại đang ở mức thấp. Nhưng các ban ngành địa phương cần phải chú ý quan tâm để nâng cao kiến thức cho người dân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Hepatitis. Report. World: Global HIV, Hepatitis and Sexually Transmitted Infections Programmes; 2019.
[2] WHO, Global hepatitis report, 2017. Report. Global: Hepatitis and Sexually Transmitted Infections Programmes; 2017.
[3] Trung Tâm Y Tế Quận Phú Nhuận, Viêm gan siêu vi B: Cách phòng bệnh tốt nhất cho con là vắc xin. TP. HCM: Trung Tâm Y tế Quận Phú
Nhuận; 2019.
[4] Nguyễn Thị Thuý Vân, Gánh nặng viêm gan B, C ở Việt Nam và ứng phó của quốc gia. Hội gan mật Viêt Nam; 2017.
[5] Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Khái quát đặc điểm dân số, tự nhiên Trà Cú. 2020.
[6] Tạ Văn Trầm, Trần Thanh Hải, Tỷ lệ mang vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2015;20(6):tr. 42 - 9.
[7] Chemin I, Zoulim F, Merle P et al., High incidence of hepatitis B infections among chronic hepatitis cases of unknown aetiology. Journal of hepatology. 2001;34(3):447-54.184
[8] Trần Ngọc Dung, Huỳnh Thị Kim Tuyến, Nghiên cứu tình hình và kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chi Y học thực hành. 2012;822(5):tr. 161 -4.
[9] Hồ Huỳnh Uy Tài, Kiến thức và hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh nhân viêm gan B cho cộng đồng đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 2 [Luận văn tốt nghiệp]. TP.HCM: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2018.
[10] Nguyễn Thị Ngọc Bích, Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 15 tuổi đến khám tại Trung tâm Y tế thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang [Luận văn tốt nghiệp ]. TP.HCM: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2017.
[11] Trần Thị Khánh Tường, Viêm Gan Virus B. NXB Y học; 2011:tr.1-15.
[12] Kuriakose Mariamma, Ittyachen Abraham M, An Investigation into the High Prevalence of Hepatitis B in a Rural Area of Kerala State, India: Hypothesis on Chrysops sp. (Diptera: Tabanidae) Transmission. BioMed Research International. 2018;2018:4612472.