7. KẾT QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý về an toàn người bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2018-2023. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố liên quan các sự cố về an toàn người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca các sự cố về an toàn người bệnh ghi nhận được tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/01/2017 đến 31/12/2023.
Kết quả: Kết quả quản lý ghi nhận 87 trường hợp sự cố về an toàn người bệnh trong thời gian nghiên cứu, chiếm 0,02% lượt người bệnh nhập viện. Phân loại các sự cố về an toàn người bệnh như sau: Tai nạn, té ngã là 30%; sự cố về chuyên môn là 23%; chăm sóc bệnh là 27,6%; sử dụng vật tư, trang thiết bị là 12,4%; quy trình, thủ tục khám, chữa bệnh chiếm là 7%. Các yếu tố liên quan: Sự cố xảy ra vào ban đêm có liên quan đến cấp cứu người bệnh cao hơn so với những sự cố vào ban ngày (p<0,05). Những sự cố liên quan chuyên môn có tỷ lệ phải cấp cứu cao hơn so với những sự cố không liên quan đến chuyên môn (44,8% so với 9,2%, p<0,05). Sự cố liên quan đến chăm sóc bệnh có liên quan đến kéo dài thời gian điều trị, 86,2% so với 58,6% (p<0,05). Phân tích nguyên nhân gốc 11 trường hợp sự cố nghiêm trọng cho thấy lỗi hệ thống chiếm 54,7% và lỗi cá nhân chiếm 45,3%.
Kết luận: Kết quả quản lý an toàn người bệnh giúp Bệnh viện nhận diện được các nguyên nhân và các sự cố thường gặp, từ đó đề ra các giải pháp cải tiến nhằm giảm thiểu các sự cố trong thực hành khám, chữa bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn người bệnh, sự cố, quản lý
Tài liệu tham khảo
[2] Jill M, Peter G, Clarissa P et al., Evaluating a major innovation in hospital design: Workforce implications and impact on patient and
staff experiences of all single room hospital accommodation. National Library of Medicine. 2015;doi:10.3310/hsdr03030
[3] Hartnell N, MacKinnon N, Sketris I et al.,Identifying, understanding and overcoming barriers to medication error reporting in hospitals: A focus group study”. BMJ Qual Saf, 21(5); 2012, pp.361-8.
[4] Wolf ZR, Serembus JF, Smetzer J et al., Responses and concerns of healthcare providers to medication error. Clin Nurse Spec, 14(6), 2000,
pp.278-87; pp. 288-90.
[5] Madsen MD1, Ostergaard D, Andersen HB et al., The attitude of doctors and nurses towards reporting and handling errors and adverse events. Ugeskr Laeger. 2006 Nov 27;168(48); pp.4195-200.
[6] Wolf ZR, Hughes RG, Patient Safety and Quality An Evidence-Based Handbook for Nurses: Chapter 35. Error Reporting and Disclosure. Agency for Healthcare Research and Quality (US), 2008.
[7] Hughes V, Is There a Relationship Between Night Shift and Errors? What Nurse Leaders Need to Know. Athens Journal of Health, 3(3), 2016.