34. ĐẶC ĐIỂM TÌNH TRẠNG QUÁ TẢI SẮT Ở BỆNH NHÂN THALASSEMIA ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Lưu Thị Chính1
1 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia được điều trị thải sắt tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.


Đối tượng: 46 bệnh nhi thalassemia được chẩn đoán và điều trị quá tải sắt tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.


Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 8,3 ± 3,56 tuổi, nhóm từ 5-10 tuổi có tỷ lê cao nhất (56,5%). Tỷ lệ nam là 41,3%, nữ là 58,7%. Nồng độ ferritin huyết thanh của bệnh nhân ở mức cao, trung bình là 1818,99 ± 988,38 ng/ml. Nhóm có ferritin mức độ trung bình và nặng chiếm 82,6%. 100% bệnh nhân có nhiễm sắt trong gan ở các mức độ nhẹ đến nặng; nồng độ sắt trong gan trung bình là 11,06 ± 3,17 mg/g gan khô. Có mối tương quan thuận với r = 0,627 giữa nồng độ ferritin huyết thanh và nồng độ sắt trong gan. Tình trạng nhiễm sắt gan nặng ở nhóm ferritin huyết thanh ≥ 2500 ng/ml cao gấp 21,875 lần nhóm ferritin huyết thanh < 2500 ng/ml, khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05, OR = 21,875 và 95%CI = 3,147-152,048.


Kết luận: Quá tải sắt là hậu quả của quá trình truyền máu, tích tụ tại các cơ quan gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đo nồng độ ferritin huyết thanh và chụp cộng hưởng từ đo chỉ số nồng độ sắt trong gan tại gan giúp đánh giá và theo dõi mức độ quá tải sắt của cơ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Taher AT, Weatherall DJ, Cappellini MD, Thalassaemia, The Lancet, 2018, 391 (10116), 155-167. doi:10.1016/S0140-6736 (17)31822-6
[2] Fibach E, Rachmilewitz EA, Pathophysiology and treatment of patients with beta thalassemia - an update, F1000Res, 2017, 6, doi: 10.12688/11000research.12688.1.
[3] Cappellini MD, Cohen A, Porter J et al, Guidelines for the management of transfusion dependent thalassaemia (TDT), Thalassaemia International Federation Nicosia, Cyprus, 2014.
[4] Silva B, Faustino P, An overview of molecular basis of iron metabolism regulation and the associated pathologies, Biochimica et Biophysica Acta, 2015, 1852 (7), 1347-59.
[5] Ruefer A, Bapst C, Benz R et al, Role of liver magnetic resonance imaging in hyperfentinaemia and the diagnosis of iron overload. Swiss Medical Weekly, 2017, 147 (4546), doi: 10.4414/smw 2017.14550.
[6] Koorts AM, Viljoen M, Ferritin and ferritin isoforms I: structure - function relationships, synthesis, degradation and secretion, Arch Physiol Biochem, 2007, 113, 30-54.
[7] Fernandes JL, MRI for Iron Overload in thalassemia, Hematol Oncol Clin North Am, 2018, 32 (2), 277-295.
[8] Labranche R, Gilbert G, Cerny M et al, Liver Iron Quantification with MR Imaging: A Primer for Radiologists, Radiographics, 2018, 38 (2), 392-412.
[9] Di Maggio R, Maggio A, The new era of chelation treatments: effectiveness and safety of 10 different regimens for controlling iron overloading in thalassaemia major, Br J Haematol, 2017, 178 (5), 676-688.
[10] Đào Thị Thiết, Nghiên cứu một số đặc điểm ứ sắt và kết quả điều trị thải sắt bằng Deferasirox ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Published online, 2016.
[11] Phạm Hồng Đức, Phạm Minh Thông, Trần Công Hoan và cộng sự (2013), Nghiên cứu mức độ ứ sắt trong gan trong bệnh thalassemia trên chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla, Tạp chí Y học thực hành, số 1, 62-65.
[12] Nguyễn Thị Thu Hà, Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013-2016, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.