33. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Phạm Văn Tân1, Nguyễn Thị Hoa Huyền2, Hạc Huyền My2, Nguyễn Thị Hoàng Thu1, Nguyễn Bích Ngọc3
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Trường Đại học VinUni
3 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 121 người bệnh điều trị tại Khoa Nội tổng hợp 1, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022, sử dụng bộ công cụ CAT để đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh. Sau khi làm sạch, loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, 90 phiếu được đưa vào phân tích.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung là 22,22 ± 4,49 điểm, 54,4% người bệnh có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT với thể trạng theo BMI và thời gian mắc bệnh (p < 0,05).


Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị ảnh hưởng rõ rệt từ mức trung bình đến rất nặng. Hoạt động chăm sóc điều trị cần chú ý đến người bệnh có BMI < 18,5 kg/m2 và/hoặc thời gian mắc bệnh trên 5 năm nhằm hỗ trợ người bệnh tăng cường sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lozano R, Naghavi M, Foreman K et al, Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010, Lancet, 2020, 380 (9859), 2095-2128.
[2] Curtis JR, Patrick DL, The assessment of health status among patients with COPD, European Respiratory Journal, 2003, 21(41), 36s-45s.
[3] Jones PW, Health status measurement in chronic obstructive pulmonary disease, Thorax, 2001, 56(11), 880-887.
[4] Jones PW, Brusselle G, Dal Negro et al, Properties of the COPD assessment test in a cross-sectional European study, European Respiratory Journal, 2011, 38(1), 29-35.
[5] Nguyễn Thị Khuyến, Đinh Thị Minh, Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2021, 6(8), 105-110.
[6] Lê Thị Thảo, Ngư Danh Sơn, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Tạp chí Y học Việt Nam, 2024, 539 (1B).
[7] Jones PW, Harding G, Berry P, Wiklund I, Chen WH, Leidy NK, Development and first validation of the COPD Assessment Test, European Respiratory Journal, 2009, 34(3), 648-654.
[8] Wytrychiewicz K, Pankowski D, Janowski K, Bargiel-Matusiewicz K, Dąbrowski J, Fal AM, Smoking status, body mass index, health-related quality of life, and acceptance of life with illness in stable outpatients with COPD, Frontiers in Psychology, 2019, 10, 1526.
[9] McAuley PA, Beavers KM, Contribution of cardiorespiratory fitness to the obesity paradox, Prog. Cardiovasc. Dis, 2014, 56, 434-440, doi: 10.1016/j.pcad.2013.09.006.
[10] Lê Thị Vân, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2020, Tạp chí Phát triển khoa học công nghệ, 2021, 5(6), 9-17.
[11] Rosinczuk J, Przyszlak M, Uchmanowicz I, Sociodemographic and clinical factors affecting the quality of life of patients with chronic obstructive pulmonary disease, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 2018, 13, 2869-2882.