29. NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CA 15-3 HUYẾT TƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG TAMOXIFEN TẠI BỆNH VIỆN K TỪ NĂM 2019 ĐẾN 2022

Đặng Thế Hưng1, Lê Thị Tươi2
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích sự thay đổi nồng độ CA 15-3 huyết tương ở người bệnh ung thư vú được điều trị bằng Tamoxifen tại bệnh viện K từ năm 2019 đến năm 2022.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả sử dụng số liệu hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của người bệnh có chẩn đoán xác định ung thư vú, được điều trị nội tiết bằng Tamoxifen tại Bệnh viện K từ năm 2019 đến tháng 9/2022 và theo dõi liên tục ít nhất 6 tháng.


Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh ung thư vú thường xuất hiện khối u ở vị trí phổ biến nhất là 1/4 trên ngoài, chiếm 43,1%. Khối u có thể gây đau hoặc không, đa số khối u có mật độ chắc chiếm 57,7%, ranh giới không rõ chiếm 60,2%. Tình trạng thụ thể nội tiết ER dương tính là 99,4%, PR dương tính là 91,4% và cả hai thụ thể dương tính là 87,2%. Nồng độ CA 15-3 sau điều trị thấp hơn trước điều trị, tại 3 thời điểm nồng độ CA 15-3 phân tán quanh giá trị trung vị lần lượt là 16,59 U/mL (trước điều trị), 14,94 U/mL (sau điều trị 3 tháng) và 14,42 U/mL (sau điều trị 6 tháng). Tỷ lệ người bệnh có nồng độ CA 15-3 trong giới hạn bình thường tăng dần theo thời gian điều trị, trước điều trị có 89,6%, sau điều trị 3 tháng có 93,8% và sau 6 tháng là 95,8% (p < 0,05).


Kết luận: Theo dõi sự thay đổi nồng độ CA 15-3 kết hợp với một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau mỗi chu kỳ điều trị có vai trò quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh ung thư vú bằng Tamoxifen.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Global cancer observatory, https://gco.iarc. fr/, 2020, Accessed July 2024.
[2] Clemons M, Goss P, Estrogen and the risk of breast cancer, New England Journal of Medicine, 2001, 344 (4), 276-285.
[3] Quyết định số 3128/QĐ_BYT ngày 17 tháng 07 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú, 2020.
[4] Vu Hong Thang, Edneia Tani, Hemming Johansson, Jan Adolfsson, Kamilla Krawiec, Ta Thanh Van, Lambert Skoog, Difference in hormone receptor content in breast cancers from Vietnamese and Swedish women, Acta Oncol, 2011, 50(3), 353-359.
[5] Trịnh Lê Huy, Mai Thị Kim Ngân, Đánh giá kết quả điều trị ung thư vú giai đoạn I-III tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 2, 254-258.
[6] Phan Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Việt Cường, Đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp nội tiết bổ trợ trong ung thư vú, Tạp chí Y học lâm sàng, 2022, số 82, trang 94-102.
[7] Geng B, Liang MM, Ye XB, Zhao WY, Association of CA 15-3 and CEA with clinicopathological parameters in patients with metastatic breast cancer, Mol Clin Oncol, 2015, 3(1) , 232-236.
[8] Shering SG, Sherry F, McDermott EW, O'Higgins NJ, Duffy MJ, Preoperative CA15‐3 concentrations predict outcome of patients with breast carcinoma, Cancer (Interdisciplinary International Journal of the American Cancer Society), 1998, 83 (12), 2521-2527.
[9] Lê Thanh Bình, Lâm Thanh Thúy, Vũ Thanh Hương, Vai trò sàng lọc ung thư của CA 15-3 trong các khối u vú điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, Tạp chí Phụ Sản, 2012, 10 (3), 240-249.
[10] Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Trường Giang, Nhận xét mối liên quan các chất đánh dấu khối u CEA, CA 15-3, CA-125 với một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh ung thư vú 2017, Tạp chí Y Dược học quân sự, 2017, 4, 147-152.