23. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM NẤM CANDIDA SPP Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Nguyễn Thị Anh Vân1, Đinh Thị Kim Dung2, Nguyễn Thu Hương1, Đặng Thế Hưng1, Vũ Thị Dịu1
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2 Trung tâm Y tế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida spp trên 275 phụ nữ có chồng trong độ tuổi từ 18-49 tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ tháng 1/2023 đến tháng 10/2023.


Phương pháp nghiên cứu: Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn, kết hợp khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo tìm vi nấm bằng kỹ thuật xét nghiệm nhuộm soi và nuôi cấy.


Kết quả: Phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống có tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp cao gấp 2,13 lần so với phụ nữ có trình độ học vấn trên trung học phổ thông (KTC 95% = 1,062-4,270; p = 0,031); phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp cao gấp 1,9 lần so với không sử dụng (KTC 95% = 1,008-3,606; p = 0,045); phụ nữ làm việc trong môi trường nóng, ẩm có tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp cao gấp 3,32 lần so với làm việc trong môi trường bình thường (KTC 95% = 1,73-40,04; p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tortelli BA, Lewis WG, Allsworth JE, Member-Meneh N, Foster LR, Reno HE et al, Associations between the vaginal microbiome and Candida colonization in women of reproductive age, Am. J. Obstet Gynecol, 2020 May, 222(5): 471.
[2] Lê Hoài Chương và CS, Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Tạp chí Y học thực hành, 2013, số 5, trang 66-69.
[3] Nguyễn Thị Bình và CS, Tỷ lệ nhiễm Candida spp ở âm đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, Tạp chí Y học dự phòng, 2016.
[4] Nguyễn Quang Thông, Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng, một số yếu tố liên quan và kết quả can thiệp cộng đồng tại thành phố Cần Thơ, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2022.
[5] Đỗ Thị Thùy Dung và CS, Một số đặc điểm dịch tễ học viêm sinh dục do nấm Candida ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2019-2020, Tạp chí Y học dự phòng, 2021, 30(6), trang 113-120.
[6] Lê Hiếu Hạnh, Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2019, trang 44-59.
[7] Ahmad A, Khan AU, Tỷ lệ nhiễm các loài Candida và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh nấm Candida âm hộ ở Aligarh, Ấn Độ, Eur. J. Obstet Gynecol Reprod Biol., tháng 5/2009, 144(1), trang 68-71.
[8] Payne VK, Florence Cécile TT, Cedric Y, Christelle Nadia NA, José O, Risk Factors Associated with Prevalence of Candida albicans, Gardnerella vaginalis, and Trichomonas vaginalis among women at the District Hospital of Dschang, West Region, Cameroon, Int J Microbiol, 2020, 1709.
[9] Phạm Mỹ Hoài, Hồ Hải Linh, Hoàng Thị Hường, Hứa Hồng Hà, Thực trạng và kết quả điều trị nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở bệnh nhân đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, tập 514, số 2, trang 63-69.
[10] Phạm Thanh Bình, Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm sinh dục thấp ở phụ nữ và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, 2014, trang 40-59.