21. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THAI CHẾT LƯU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2, Lê Văn Đạt2,3, Phan Thị Huyền Thương3, Đỗ Tuấn Đạt4, Trần Công Đạt2
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
4 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu trên 100 sản phụ thai chết lưu từ 22 tuần tuổi trở lên bằng bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2023.


Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ là 29,6 ± 5,5 tuổi và thường gặp nhất trong lứa tuổi 25-29 (40%). 37% sản phụ có thai lần đầu, 81% thai phụ chưa từng bị sảy thai hoặc nạo hút thai, 12% thai phụ có 1 lần bị thai lưu và 1% bị thai lưu từ 2 lần trở lên. Tuổi thai chết lưu trung bình là 30,1 ± 4,9 tuần tuổi, tỷ lệ tuổi thai ở nhóm 28-35 tuần chiếm 47%. Có 68% thai phụ phát hiện thai chết lưu trong tử cung khi thấy mất cử động thai, 22% đến khám vì lý do đau bụng, 17% là do ra máu âm đạo, 10% phát hiện khi thực hiện khám thai định kỳ. Có 2% thai nhi đa ối và 6% thai nhi thiểu ối; đa số có bánh rau bình thường, chỉ có 5% phù rau thai. Tỷ lệ thai phụ có nồng độ hemoglobin máu thấp chiếm 26%.


Kết luận: Thai chết lưu thường gặp ở nhóm tuổi thai non tháng và thường được phát hiện do đau bụng và mất cử động thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội, Thai chết lưu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007, tr. 43-52.
[2] Lawn JE et al, Stillbirths: rates, risk factors, and acceleration towards 2030, The Lancet, 2016, 387 (10018): 587-603.
[3] Giang HTN, Bechtold‐Dalla Pozza S, Tran HT, Ulrich S, Stillbirth and preterm birth and associated factors in one of the largest cities in central Vietnam, Acta Paediatrica, 2019, 108(4): 630-6.
[4] Heazell AE, Siassakos D, Blencowe H, Burden C, Bhutta ZA, Cacciatore J et al, Stillbirths: economic and psychosocial consequences, The Lancet, 2016, 387 (10018): 604-16.
[5] Lê Thị Lưu, Nghiên cứu tuổi thai chết lưu sau 22 tuần ở các thai phụ không có ngày dự kiến sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2013, Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
[6] Nông Thị Hồng, Lê Hoàng, Hoàng Minh Nam, Đào Trọng Quân, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại Trung tâm Sản khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2023, 229 (05): 98-104.
[7] Rath W, Wolff F, Increased risk of stillbirth in older mothers - a rationale for induction of labour before term? Zeitschrift fur Geburtshilfe und Neonatologie, 2014, 218(5): 190-4.
[8] Lê Đức Sơn, Nghiên cứu về xử trí thai chết lưu từ 22 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2022.
[9] Nguyễn Thị Dung, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí thai chết lưu tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa năm 2013, Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
[10] Dương Mỹ Linh, Nghiên cứu đặc điểm thai chết lưu tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2015, tập 2, tr. 53.
[11] Phạm Huy Cường, Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị thai chết lưu từ 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.