15. TÌNH HÌNH THAM GIA, KIẾN THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2023

Lê Đức Thạnh1,2, Bùi Thanh Tú1, Vũ Tấn Thọ2, Phan Triệu Mẫn2
1 Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Nam quan hệ tình dục đồng giới là nhóm có nguy cơ cao nhất lây nhiễm HIV trong những năm gần đây. Kết nối điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV được xem là một giải pháp hữu hiệu trong dự phòng lây nhiễm HIV.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tham gia, kiến thức về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan đến sự tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV của nam quan hệ tình dục đồng giới tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2023.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 đối tượng từ tháng 4/2023-10/2023 bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng cách sử dụng phép kiểm định c2, phân tích đơn biến.


Kết quả: Tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới đang tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là 37,3%. Có 79,3% đối tượng có khoảng tin cậy đúng về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Các yếu tố liên quan gồm số lượng bạn tình, quan hệ tình dục an toàn, sợ kỳ thị, công khai giới tính thật, kiến thức chung với p < 0,05.


Kết luận: Tỷ lệ tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV của nam quan hệ tình dục đồng giới còn khá thấp. Cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, tăng cường kiến thức, nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1246/QĐ-TTg, ngày 14/8/2020 phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
[2] Thu Hương, Linh hoạt, đa dạng hóa nhiều mô hình cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, Báo Sức khỏe và đời sống, 2020.
[3] Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ, Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022.
[4] Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều, Báo cáo thống kê số người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm trên địa bàn quận, 2023.
[5] Lê Thùy Diệu và cộng sự, Tỷ lệ nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại CDC tỉnh Cà Mau năm 2022, Tạp chí Y học dự phòng, 2022, 32(8), tr. 262-273.
[6] Nguyễn Văn Lên, Trần Ngọc Dung, Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở các đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021-2022, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 2022, số 54, tr. 124-131.
[7] Ngô Mạnh Vũ và cộng sự, Thực trạng kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới trong điều tri dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại Cần Thơ năm 2022, Tạp chí Y học dự phòng, 2023, 33(3), tr. 137-143.
[8] Krakower DS, Mimiaga MJ, Rosenberger JG et al, Limited Awareness and Low Immediate Uptake of Pre-Exposure Prophylaxis among Men Who Have Sex with Men Using an Internet Social Networking Site, PLos one, 2012, 7(3), pp. 1-8.
[9] Lim SH, Mburu G, Bourne A et al, Willingness to use pre-exposure prophylaxis for HIV prevention among men who have sex with men in Malaysia: Findings from
an online survey, Plos one, 2017, 12(9), pp. 1-19.
[10] Ogunbajo A, Kang A, Shangani S et al, Awareness and Acceptability of pre-exposure prophylaxis among gay, bisexual and other men who have sex with men (GBMSM) in Kenya, AIDS Care, 2019, 31(10), 1185-1192.