12. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT LẤY NHÂN ĐỆM TRÊN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG - CÙNG CÓ MẢNH RỜI

Phạm Anh Tuấn1,2, Võ Thành Nghĩa1,2, Lê Anh Khoa1, Hồ Minh Quang1, Trần Nghị Lân1
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả vi phẫu thuật lấy nhân đệm trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng - cùng có mảnh rời.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả và phân tích hàng loạt ca bệnh. Các trường hợp được vi phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có mảnh rời tại khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2022. Bệnh nhân được đánh giá triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học trước phẫu thuật; đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật theo thang điểm VAS và Macnab.


Kết quả: Có 37 trường hợp, gồm 21 nam và 16 nữ, trẻ nhất 26 tuổi, già nhất 76 tuổi, được vi phẫu thuật lấy nhân đệm thoát vị có mảnh rời. Mức độ đau theo rễ thần kinh theo thang điểm VAS tại thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 24 giờ lần lượt là 8,11 ± 0,90 điểm và 2,30 ± 1,35 điểm. Tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng, kết quả rất tốt chiếm 62,2% và tốt chiếm 37,8%. Ghi nhận 1 trường hợp rách màng cứng được xử lý trong lúc phẫu thuật. Không ghi nhận các biến chứng khác tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật.


Kết luận: Vi phẫu thuật lấy nhân đệm trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng - cùng có mảnh rời đạt hiệu quả tốt, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Chương, Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Thực hành lâm sàng thần kinh, tập III, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2010, tr. 239-268.
[2] Hà Kim Trung, Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2013, tr. 509-516.
[3] Huỳnh Hồng Châu, Vi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
[4] Nguyễn Tấn Hùng, Phẫu thuật nội soi qua đường liên bản sống điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng - cùng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
[5] Lê Tường Viễn, Đánh giá kết quả bước đầu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng kỹ thuật nội soi, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
[6] Fisher C et al, Outcome evaluation of the operative management of lumbar disc herniation causing sciatica, Jourrnal Neurosurg, (Spine 4), Vol. 100, 2004, pp. 317-324.
[7] Ajit K et al, Radiology of the spine, Youmans Neurological Surgery, 6th Edition, Elsiever, Philadelphia, USA, 2011, pp. 311-354.
[8] Ruetten S et al, Full - endoscopic interlaminar and transforaminal lumbar discectomy versus conventional microsurgical technique: a prospective, randomized, controlled study, Spine, 2008, 33, pp. 931-939.
[9] Greenberg MS, Spine and spinal cord, Handbook of Neurosurgery, 7th Edition, Thieme, New York, USA, 2010, pp. 428-474.
[10] Choi G et al, Percutaneous endoscopic lumbar discectomy: interlaminar approach, Endoscopic Spinal Surgery, J.P. Medical Ltd., 2013, pp. 107-116.
[11] Võ Xuân Sơn, Ứng dụng nội soi cột sống trong điều trị phẫu thuật cột sống ngực và thắt lưng, Tạp chí Y học thực hành, 2013, số 891 + 892, tr. 21-23.
[12] Ahn Y et al, Transforaminal percutaneous endoscopic lumbar discectomy for upper lumbar disc herniation: clinical outcome, prognostic factors, and technical consideration, Acta Neurochir, Vol. 151, 2009, pp. 199-206.
[13] Silverplats K et al, Clinical factors of importance for outcome after lumbar discherniation surgery: long-term follow-up, Eur. Spine J., Vol. 19, 2010, pp. 1459-1467.
[14] Rihn JA et al, Duration of Symptoms Resulting from Lumbar Disc Herniation: Effect on Treatment Outcomes, J. Bone Joint Surg. Am., Vol. 93, 2011, 1906-1914.
[15] Nygaard OP et al, Duration of symptoms as a predictor of outcome after lumbar disc surgery, Acta Neurochir (Wien), Vol. 128, 1994, pp. 53-56.