11. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM 2 LOÀI ASPERGILLUS FLAVUS LINK VÀ ASPERGILLUS PARASITICUS SPEARE TRÊN DƯỢC LIỆU BÁCH BỘ (RADIX STEMONAE TUBEROSAE) TỪ MỘT SỐ HIỆU ĐÔNG DƯỢC Ở HÀ NỘI

Tạ Thu Lan1, Trần Trịnh Công1
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích nấm (A. flavus, A. parasiticus và các loài khác của chi Aspergillus) nhiễm trên dược liệu Bách bộ (Radix Stemonae Tuberosae).


Vật liệu và phương pháp: Sử dụng phương pháp đặt trực tiếp dựa trên đặc điểm hình thái (đặc điểm khuẩn lạc, vi học) và sinh hóa trên các môi trường chuẩn: cấp chi của Barnet và Hunter (1972); cấp loài (chi Aspergillus) của Raper và Fennell (1965); Samson, Hoekstra, Frivaad, Filtenborg (1995); Pitt và Hocking (2009).


Kết quả: Từ 10 mẫu thảo dược được thu thập từ các cửa hàng đông dược ở phố Lãn Ông thuộc địa bàn Hà Nội đã phân lập được 93 chủng nấm thuộc 5 loài của chi Aspergillus Fr.: Fr., bao gồm A. niger, A. flavus, A. parasiticus, A. tamarii A. aculeatus, trong đó 2 loài A. flavus, A. parasiticus xuất hiện với các chỉ số có nhiều RD và chỉ số có mặt FQ lần lượt là 25,8%; 60% và 11,8%; 50%, chiếm vị trí thứ 2 và 3 sau loài A. niger (với RD = 37,6% và FQ = 60%).


Kết luận: Kết quả trên cho thấy thực trạng dược liệu bị nhiễm các loài của chi Aspergillus, đặc biệt là 2 loài nấm sinh aflatoxin, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện độc tố gây ung thư trên nguồn nguyên liệu này. Bởi vậy, nguồn cơ chất này cần được lưu ý trong quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến. Đồng thời, dược liệu nên được kiểm tra hàm lượng độc tố aflatoxin trước khi đưa vào sử dụng để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2017, Phụ lục 9.6, trang PL-288-PL-290.
[2] Trần Trịnh Công và cộng sự, Phân lập và nghiên cứu khả năng sinh độc tố của một số nấm mốc trên một số vị thuốc đông dược của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế, 2008, trang 37-102.
[3] Bùi Xuân Đồng, Nguyên lý phòng chống nấm mốc và mycotoxin, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2004, tr. 29-65, 131-150.
[4] Đặng Hồng Miên, Hệ nấm mốc ở Việt Nam: Phân loại, tác hại, độc tố, cách phòng chống, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2015, trang 107-175.
[5] Ashiq S et al, Natrural occurrence of mycotoxins in medicinal plants: A review, Fungal genetics and biology, 2014, 66, pp. 1-10.
[6] Barnett HL, Hunter BB, Illustrated Genera of Imperfect Fungi. Burgess Publishing Company, Third Edition, 1972, pp. 62-165.
[7] Chen AJ et al, Mycobiota and mycotoxins in traditional medicinal seeds from China, Toxins 7, 2015, pp. 3858-3875.
[8] Gautam AK et al, Mycotoxins: the silent killers inside herbal drugs. A critical review of the literature, Bio bulletin, Vol. 2(1), 2016, pp. 26-39.
[9] Gonzalez HHL et al, Relationship between Fusarium and Alternaria alternate contamination and deoxynivalenol occurrence on Argentinian durum, Mycopathologia, Vol. 144, 1999, pp. 97-102.
[10] IARC, Improving public health through mycotoxin control, WHO Press, 2012, pp. 1-23, 87-89.
[11] Lee SD et al, Incidence and level of aflatoxins contamination in medicinal plants in Korea, Mycobiology, Vol. 42(4), 2014, pp. 339-345.
[12] Mahajan S et al, Isolation and identification of fungal contamination in stored medicinal plants, American journal of pharmacology and pharmacotherapeutics, Vol. 1(2), 2014, pp. 052-058.
[13] Pitt JI, Hocking AD, Fungi and Food Spoilage, Academic Press, 2009, pp. 274-337.
[14] Raper KB, Fennell DI, Genus Aspergillus, Baltimo, Williams and Wilkins, USA, 1965, pp. 357-404.
[15] Samson RA et al, Introduction to food-borne fungi, Fourth edition, CBS press, 1995, pp. 52-83.
[16] Santos L et al, Mycotoxin in medical/aromatic herbs - a review, Boletín Latinoamericano y del Caribe de plants medicales y aromáticas 12(2), 2013, pp.119-142.