10. HIỆU QUẢ BỔ SUNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG LEANMAX BONE LÊN SỨC KHỎE VÀ MỨC ĐỘ LIỀN XƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp sản phẩm dinh dưỡng Leanmax Bone ở bệnh nhân gãy xương sau chấn thương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng. Cỡ mẫu 120 bệnh nhân gãy xương kín sau chấn thương được chia 2 nhóm: 60 bệnh nhân can thiệp bổ sung Leanmax Bone hàm lượng 40 gam/lần, 2 lần/ngày trong 8 tuần và 60 bệnh nhân nhóm chứng với chế độ dinh dưỡng bình thường. Thu thập và phân tích số liệu theo các chỉ số nghiên cứu bằng phần mềm SPSS20.0.
Kết quả: Sau 8 tuần, nhóm can thiệp có mức độ liền xương độ III cao hơn nhóm chứng 38,3% (91,7% so với 53,3%) (p < 0,05); kết quả điều trị tốt cao hơn 48,3% (78,3% so với 30%) (p < 0,05); tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn 18,3% (5% so với 23,3%) (p < 0,05); đầy bụng/khó tiêu thấp hơn 36,7% (3,3% so với 40%) (p < 0,05); không có táo bón. Tình trạng viêm tấy/nhiễm trùng vùng chấn thương (3,3%), nhiễm trùng đường hô hấp (1,7%), sử dụng thêm kháng sinh (10%) và viêm đường tiết niệu (0%) đều thấp hơn nhóm chứng với p < 0,05. Tỷ lệ giảm cân thấp hơn 26,7% (33,3% so với 60%), suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp hơn 28,3% (p < 0,05), tê buồn chân tay/chuột rút thấp hơn 40%
(p < 0,05), ngứa ngoài da thấp hơn 61,7%% (p < 0,05). Tỷ lệ chán ăn (10%), buồn nôn (1,7%), khó ngủ (11,7%) cũng thấp hơn nhóm chứng với p < 0,05. Có 78,3% bệnh nhân rất hài lòng; 16,7% hài lòng và 5% chấp nhận với sản phẩm.
Kết luận: Bổ sung Leanmax Bone đã đẩy nhanh quá trình liền xương, cải thiện kết quả điều trị và khả năng vận động, tăng cường miễn dịch và giảm tình trạng nhiễm trùng chấn thương, cải thiện tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng và sức khỏe của bệnh nhân gãy xương kín sau chấn thương tốt hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ chấp nhận sản phẩm cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
liền xương, hệ miễn dịch, dinh dưỡng, đa vi chất
Tài liệu tham khảo
[2] Phạm Thị Minh Đức, Trường Đại học Y Hà Nội, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, 2020, tr. 86-105.
[3 Nguyễn Thị Lâm, Vai trò của dinh dưỡng điều trị và các giải pháp cải thiện công tác chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2016, 12 (3), trang 1-4.
[4] Trần Đình Chiến, Bệnh học chấn thương chỉnh hình, Học viện Quân y, 2006, trang 21-54.
[5] Lượng giá thang điểm đau, Y học phục hồi, Cập nhật 2022, https://yhocphuchoi.com/ cac-bieu-mau-luong-gia/cac-thang-diem-dau.
[6] Harding K, Wounds and wound healing: new insights, fresh challenges, British Journal of Dermatology, 2015, Volume 173, Issue 2, 1 August, pp. 318-319.
[7] Meesters DM, Wijnands KAP, Brink PRG, Poeze M, Malnutrition and Fracture Healing: Are Specific Deficiencies in Amino Acids Important in Nonunion Development? Nutrients, 2018 Oct 31, 10(11).
[8] Bishop JA, Palanca AA, Bellino MJ, Lowenberg DW, Assessment of compromised fracture healing, J. Am. Acad Orthop Surg., 2012 May, 20(5): 273-82.
[9] Andersan HK, Malnutrition and poor food intake are associated with prolonged hospital stay, frequent readmissions, and greater in-hospital mortality: results from the Nutrition Care Day Survey 2010, Clin Nutr, 2014, 32 (5).