1. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH DẠI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TAM THANH, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023

Phạm Vương Ngọc1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức về phòng chống bệnh dại của học sinh Trường Tiểu học xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 292 học sinh lớp 3, 4, 5 từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023 tại Trường Tiểu học xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Kiến thức về phòng chống bệnh dại của học sinh được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 22.0.


Kết quả: Có 77,7% học sinh trả lời bệnh dại là do virut dại gây nên; 82,7% học sinh trả lời đường truyền bệnh dại là do chó/mèo cắn, cào; 86,3% học sinh trả lời về cách phòng dại cho chó/mèo là tiêm vacxin; về biện pháp hạn chế chó/mèo cắn, có 72,3% học sinh trả lời rằng không trêu chó/mèo; chỉ có 59,2% học sinh biết cách sơ cứu vết thương đúng là “rửa vết thương bằng xà phòng, không băng vết thương”.


Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về bệnh dại là tương đối cao, tuy nhiên tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh và sơ cứu bệnh dại là tương đối thấp. Cần tăng cường truyền thông về kiến thức phòng bệnh dại, kết hợp lồng ghép với các chương trình giáo dục sức khỏe tại trường học về phòng bệnh dại cho các em học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Coetzee P et al, Emerging epidemic dog rabies in coastal South Africa: a molecular epidemiological analysis, Virus Res, 2007, 126 (1-2), pp. 186-95.
[2] WHO, Human rabies: 2016 updates and call for data, Wkly Epidemiol Rec, 2017, 92 (7), pp. 77-86.
[3] Nguyễn Tùng, Tình hình bệnh dại trên động vật tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, những thành tựu và thách thức, 2015.
[4] Bộ Y tế, Bệnh dại ở người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2012.
[5] Nguyễn Thị Thanh Hương và CS, Hiệu quả can thiệp truyền thông học đường về bệnh dại ở trẻ em nhóm tuổi 6-15 tuổi tại tỉnh Phú Thọ, 2015-2016, Tạp chí Y học dự phòng, 2017, 27 (6).
[6] Lungten L, Knowledge and Perception of Rabies among School Children in Rabies Endemic Areas of South Bhutan, Trop. Med. Infect. Dis., 2021, 6 (1), 28.
[7] Lý Thị Thùy Trang, Phạm Văn Hậu, Phan Trọng Lân, Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh dại của nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Y học dự phòng, 2010, XX 9 (117), pp. 103-108.