33. MỐI QUAN HỆ CỦA QUÁ TẢI VAI TRÒ, ĐỘ HÀI LÒNG TRONG HÔN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM Ở NHỮNG NGƯỜI LẦN ĐẦU LÀM MẸ

Phan Minh Hiền1, Trì Thị Minh Thúy2
1 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ của quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm; trong đó quá tải vai trò được xem là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ.


Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát bằng hai hình thức trực tiếp và trực tuyến trên 148 những người phụ nữ đã kết hôn và có con trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng chủ yếu sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh thành ở Việt Nam.


Kết quả: Phân tích cho thấy có hai mối quan hệ nghịch đó là khi độ hài lòng trong hôn nhân càng giảm thì quá tải vai trò (r = -0.440, p < 0.001) và mức độ biểu hiện trầm cảm (r = -0.395, p < 0.001) càng tăng cao. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích được mối quan hệ thuận giữa quá tải vai trò và mức độ biểu hiện trầm cảm (r = 0.546, p < 0.001). Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh được tác động điều tiết của yếu tố quá tải vai trò (p > 0.005).


Kết luận: Nghiên cứu đề xuất xem xét các yếu tố văn hóa và bối cảnh sinh sống của những người phụ nữ trong giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ trong nền văn hóa tập thể điển hình là Việt Nam (ví dụ quan điểm về vai trò làm mẹ, sự hỗ trợ từ ông bà).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Cowan PA, Cowan CP, Normative family transitions, couple relationship quality, and healthy child development. In F. Walsh (Ed.), Normal family processes: Growing diversity and complexity (pp. 428–451). The Guilford Press, 2012.
[2] Möller K, Hwang P, Wickberg B, Couple relationship and transition to parenthood: Does workload at home matter? Journal of Reproductive and Infant Psychology, 26(1), 57–68, 2008. https://doi.org/10.1080/02646830701355782.
[3] Costigan CL, Cox MJ, Cauce AM, Work-parenting linkages among dual-earner couples at the transition to parenthood. Journal of Family Psychology, 17(3), 2003, 397–408. https://psycnet. apa.org/doi/10.1037/0893-3200.17.3.397
[4] Liu X, Wang S, Wang G, Prevalence and risk factors of Postpartum depression in Women: A systematic review and meta‐analysis. Journal of Clinical Nursing, 31(19–20), 2021, 2665–2677. https://doi.org/10.1111/jocn.16121
[5] Gavin NI, Gaynes BN, Lohr KN et al., Perinatal depression: A systematic review of prevalence and incidence. Obstetrics & Gynecology, 106(5 Part 1), 2005, 1071-1083. https://doi.org/10.1097/01.aog.0000183597.31630.db
[6] Figueiredo B, Canário C, Tendais I et al., Couples’ relationship affects mothers’ and fathers’ anxiety and depression trajectories over the
transition to parenthood. Journal of Affective Disorders, 238, 2018, 204-212. https://doi.org/10.1016/j.jad.2018.05.064
[7] Perry‐Jenkins M., Goldberg AE., Pierce CP et al., Shift work, role overload, and the transition to parenthood. Journal of Marriage and Family, 69(1), 2007, 123-138. https://psycnet.apa.org/doi/10.1111/j.1741-3737.2006.00349.x
[8] Tran TD, Tran T, La B et al., Screening for perinatal common mental disorders in women in the north of Vietnam: A comparison of three
psychometric instruments. Journal of Affective Disorders, 133(1-2), 2011, 281-293. https://doi.org/10.1016/j.jad.2011.03.038
[9] Hayes AF, Introduction to mediation, moderation, and conditional process analysis: A regression-based approach. Guilford Press, 2013
[10] Norhayati MN, Hazlina NN, Asrenee AR et al., Magnitude and risk factors for postpartum symptoms: A literature review. Journal of Affective Disorders, 175, 2015, 34-52. https://doi.org/10.1016/j.jad.2014.12.041
[11] Glynn K, Maclean H, Forte T et al., The association between role overload and women's mental health. Journal of Women's Health, 18(2), 2009, 217-223.
[12] Vento P. W. P. D., & Cobb, R. J.. Chronic stress as a moderator of the association between depressive symptoms and marital satisfaction.
Journal of Social and Clinical Psychology, 30(9), 2011, 905-936. http://dx.doi.org/10.1521/jscp.2011.30.9.905
[13] Trần Thơ Nhị. Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh. Hà Nội, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, 2018.
[14] Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu chuyên đề “Giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình” – phần 1, 2010 https://shorturl.asia/j6gPs